Nhân lúc rỗi, đọc lại hai bài thơ “Tự Thán” của Nguyễn Trãi
để hiểu thêm tác giả, đồng thời suy ngẫm về cái trí, cái tâm của kẻ sĩ thời xưa
và thời nay.
TỰ THÁN XXXVII
Nẻo từ (1) nước có đao
binh
Nấn ná am quê cảnh cực thanh.
Đình Thấu Ngọc (2) tiên (3) xanh (4) tuyết nhũ (5)
Song mai hoa điểm quyển Hy kinh. (6)
Hẹn này nỡ phụ ba đường cúc (7)
Tiếc ấy vì hay một chữ đinh. (8)
Mọi sự đã chăng còn ước nữa
Nguyện xin thấy một thuở thăng bình.
Nấn ná am quê cảnh cực thanh.
Đình Thấu Ngọc (2) tiên (3) xanh (4) tuyết nhũ (5)
Song mai hoa điểm quyển Hy kinh. (6)
Hẹn này nỡ phụ ba đường cúc (7)
Tiếc ấy vì hay một chữ đinh. (8)
Mọi sự đã chăng còn ước nữa
Nguyện xin thấy một thuở thăng bình.
Chú thích:
(1) Nẻo từ: từ khi.
(2) Đình Thấu Ngọc: tên một đơn vị kiến trúc trong biệt phủ Côn Sơn của Trần Nguyên Đán.
(3) Tiên: đun, nấu.
(4) Xanh: một loại dụng cụ chứa đồ ăn thức uống để nấu nướng. Miền Nam dùng gần nghĩa với “chảo”.
(5) Tuyết nhũ: hiểu theo nghĩa chữ là thanh tuyết (bám trên cây cối hoặc mái nhà) rũ xuống; mỹ từ để chỉ nước trong suốt tươm ra từ thạch nhũ.
(6) Hy kinh: kinh Dịch, do Phục Hy soạn.
(7) Ba đường cúc: thơ Đào Tiềm “Tam kính tựu hoang tùng cúc do tồn” (Ba lối mòn dù hoang, tùng cúc hãy còn).
(8) Hay một chữ “đinh丁”: khiêm xưng của người có học vấn, chữ đinh có cấu tạo đơn giản dễ nhận ra.
(2) Đình Thấu Ngọc: tên một đơn vị kiến trúc trong biệt phủ Côn Sơn của Trần Nguyên Đán.
(3) Tiên: đun, nấu.
(4) Xanh: một loại dụng cụ chứa đồ ăn thức uống để nấu nướng. Miền Nam dùng gần nghĩa với “chảo”.
(5) Tuyết nhũ: hiểu theo nghĩa chữ là thanh tuyết (bám trên cây cối hoặc mái nhà) rũ xuống; mỹ từ để chỉ nước trong suốt tươm ra từ thạch nhũ.
(6) Hy kinh: kinh Dịch, do Phục Hy soạn.
(7) Ba đường cúc: thơ Đào Tiềm “Tam kính tựu hoang tùng cúc do tồn” (Ba lối mòn dù hoang, tùng cúc hãy còn).
(8) Hay một chữ “đinh丁”: khiêm xưng của người có học vấn, chữ đinh có cấu tạo đơn giản dễ nhận ra.
Nghĩa của bài thơ: Từ khi nước có chiến
tranh. Nấn ná quê nhà nơi phong cảnh tuyệt đẹp. Trong đình Thấu Ngọc, đun chảo
nước thạch nhũ tinh khiết. Bên cửa sổ trồng hoa mai, đọc quyển Hy kinh. Có hẹn
với ba luống cúc nhưng lỡ dỡ rồi! Thật tiếc chỉ vì ta là người trí thức có
trách nhiệm. Bây giờ chẳng cầu ước điều gì. Chỉ mong thấy cảnh thanh bình.
Tác giả
đang sống trong một đất nước thanh bình thì xảy ra chiến tranh. Cuộc “đao binh”
xảy ra trong nước có thể là trận tấn công của Hàn Quan và Hoàng Trung vào Đại
Ngu mùa hè năm 1406 để đưa Trần Thiêm Bình về nước thay thế họ Hồ. Nhằm nghênh
địch, vua Hồ đã áp dụng chiến thuật vườn không nhà trống tại các xứ Lạng châu,
Vũ Ninh, Bắc Giang, Gia Lâm, Tam Đái. Dời dân qui mô dĩ nhiên gây xáo trộn lớn
đời sống tại trung châu. Có lẽ Nguyễn Du thăm nhà trong giai đoạn hỗn loạn này.
Không loại trừ chính vùng quê ngoại cũng nhận lệnh chuẩn bị di tản nếu cần thiết.
Hai chữ “nấn ná” giúp chúng ta biết Nguyễn chỉ được phép về nhà để thu xếp điều
gì đó thật nhanh chóng rồi phải trở lại nhiệm sở. Ức Trai dùng Hy kinh để dự
đoán những gì sắp xảy ra. Cầu nguyện bình an chứng tỏ bói toán bằng Dịch chưa
mang đến sự tin tưởng, hoặc ông đã linh tính hậu quả từ mối loạn là cực lớn.
Lòng luyến thương hoa cúc nổi lên như điềm gỡ báo trước cuộc chia ly dằng dặc
mười năm.
Điều
Nguyễn Trãi lo sợ rồi cũng ập đến qua bài thơ khác:
TỰ THÁN XXX:
Vận trị cùng loàn chỉn (1) đếm
thì,(2)
Bằng (3) ta sinh uổng có làm chi.
Ơn vua luống nhiều phần đội,
Việc nước nào ích mỗ (4) bề.(5)
Rắp (6) tới, đã chăng hay chốn tới,
Hầu (7) đi, lại chửa biết đường đi.
Tôi ngươi (8) hết tấc lòng trung hiếu,
Ai há liệu nơi thịnh suy.
Bằng (3) ta sinh uổng có làm chi.
Ơn vua luống nhiều phần đội,
Việc nước nào ích mỗ (4) bề.(5)
Rắp (6) tới, đã chăng hay chốn tới,
Hầu (7) đi, lại chửa biết đường đi.
Tôi ngươi (8) hết tấc lòng trung hiếu,
Ai há liệu nơi thịnh suy.
Chú thích:
(1) Chỉn: quả thật, đúng
là.
(2) Đếm thì: có thể biết được hết thời này thì sang thời khác.
(3) Bằng: như. Cả câu than mình “sinh bất phùng thời” nên không làm được gì.
(4) Mỗ: một chút, ít ỏi.
(5) Bề: phần, việc. Không đối xứng với động từ “đội” ở câu trên. Cặp thực có lẽ mất nguyên gốc.
(6) Rắp: toan.
(7) Hầu: sắp.
(8) Tôi ngươi: người bầy tôi.
(2) Đếm thì: có thể biết được hết thời này thì sang thời khác.
(3) Bằng: như. Cả câu than mình “sinh bất phùng thời” nên không làm được gì.
(4) Mỗ: một chút, ít ỏi.
(5) Bề: phần, việc. Không đối xứng với động từ “đội” ở câu trên. Cặp thực có lẽ mất nguyên gốc.
(6) Rắp: toan.
(7) Hầu: sắp.
(8) Tôi ngươi: người bầy tôi.
Nghĩa
của bài thơ: Tạm hiểu như sau: Thời vận trị rồi đến loạn là quy luật. Ta sống
uổng phí vì không làm gì được (để cưỡng lại). Từng chịu ơn vua rất nặng. Mà chẳng
giúp chút gì cho nước. Muốn tiếp tục đi nhưng không biết tới đâu. Định tìm ngõ
khác lại chưa biết đằng nào. Phận tôi con luôn hết lòng trung hiếu. Bất kể triều
đại thịnh hay suy.
“Tự
thán XXX” được viết ra lúc chế độ sụp đổ. Nguyễn từng kinh qua hai lần trạng huống
như thế, một lần cuối đời Trần và lần thứ hai cuối đời Hồ. Cuối Trần, Nguyễn
không hoang mang vì quốc gia được xếp đặt lại bởi năng lượng từ luồng nguyên
khí mới. Cuối Hồ, Nguyễn dở dang vĩnh viễn sự nghiệp do hoàng gia bị người Minh
áp giải về phương bắc. Giữ lòng trung rất khó vì chẳng ai mưu sự khôi phục nhân
danh họ Hồ để ông có thể tham gia. Tình trạng tuyệt đại đa số sĩ nhân bỏ rơi Đại
Ngu quay sang hợp tác với giặc có lẽ khiến Nguyễn bàng hoàng. Ông nhắc nhở đám
đông phù thịnh bằng tấm gương bản thân lẻ loi. Nhưng muốn bảo toàn trung-hiếu
phải có kế hoạch chống trời nào đó, kế hoạch mà Nguyễn không sao nghĩ ra được.
Ức Trai
không có nhiều thời giờ ngẫm ngợi về lòng cô trung. Đống tro tàn Đại Ngu đã tái
sinh mầm sống khác, vừa mới mẻ vừa cổ kính. Tựa vào bộ rễ đâm sâu ruột đất hàng
thế kỷ, sinh thể đó phục hồi tuổi trưởng thành trong chớp mắt và chua chát đặt
vấn đề với tất cả những ai từng coi rẻ phẩm giá của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét