Đôi khi người giáo viên quá ảo tưởng về bản thân qua cái
nghề “cao quí nhất trong những nghề cao quí” của mình. Họ cho rằng mình là con
người quyền lực với phụ huynh và học sinh; không ai giỏi hơn mình; học trò
thành công là nhờ mình; chúng phải tuân lệnh mình tuyệt đối… Những điều giáo
viên nên quên sau đây nhắc nhở chúng ta về những ảo tưởng ấy.
1. Hãy
quên đi những vẻ mặt xấc xược, những ánh mắt đầy thách thức, những
lời nói xúc phạm của học trò. Chúng chỉ là trẻ con. Những biểu
hiện quá quắt đó không do chúng muốn thế mà do chúng không được uốn
nắn từ ấu thơ nên mới thành ra như thế.
2. Hãy
quên đi xuất thân của học trò. Bất kể chúng được sinh ra trong gia
đình giàu có quyền lực hay nghèo khó khổ sở cỡ nào cũng không phải
là một đảm bảo cho nhân cách và lòng tự trọng, ý thức nỗ lực và
tinh thần trách nhiệm của chúng.
3.
Thành công hay thất bại của học trò chỉ là kết quả cụ thể của một
quá trình phấn đấu cụ thể đã qua. Nó không có nhiều ý nghĩa với
hiện tại, không đảm bảo cho những gì thuộc về hiện tại. Hãy quên đi
và dạy cho học trò của mình cách quên đi để trở nên thực tế hơn với
những diễn biến của hiện tại.
4. Hãy
quên đi chuyện mình đã từng được học sinh yêu quý, ca ngợi, tôn sùng
thế nào trong quá khứ. Mỗi lứa học sinh mới sẽ là những cá thể
mới với những vui buồn yêu ghét của chính chúng. Yêu ghét của chúng
với chúng ta hình thành ra sao, tàn phai mất mát thế nào đều rất tự
nhiên từ ứng xử và những nỗ lực của chúng ta trong hiện tại. Sống
thế nào thì lãnh nhận như thế. Đừng chìm đắm trong vang bóng một
thời để rồi ngạo mạn với chút oai thừa hay hậm hực bực bội với
hiện tại.
5.
Đừng mong mỏi sự đền đáp của học trò. Làm nên thành tựu của chúng
không chỉ có công lao của ta đâu. Kể cả chúng ta có thực sự là người
khai mở, người đắp bồi và hoàn thiện những năng lực cho chúng thì
vai trò của ta cũng chẳng phải là duy nhất. Đó là chưa kể có thể ta
còn được hưởng thụ thành quả của những người âm thầm đứng ở phía
sau chúng mà vì lí do tế nhị nào đó chúng không nỡ nói ra.
6. Hãy
quên đi những bực bội khó chịu riêng tư của bản thân. Đừng có mang
tất cả những hậm hực tức tối ở đẩu đâu ném vào học trò. Chúng
không phải là nguyên nhân tạo nên chuyện đó nên không được phép bắt
chúng chịu trách nhiệm cho những điều đó.
7. Hãy
quên đi những gì tồi tệ ta được nghe, được thấy hoặc đã nghĩ về
đồng nghiệp khi ta đứng trước mặt học trò. Việc kể lể về đồng
nghiệp với học trò là điều tối kị. Vì chúng không có nhu cầu biết,
cũng không thích nghe đâu. Đừng bắt chúng phải nghe bằng tai của ta,
nhìn bằng mắt của ta, nghĩ bằng cái đầu của ta về chính những đồng
nghiệp của ta. Hãy để chúng tự cảm nhận. Vì chúng có mắt, có tai,
có cái đầu biết suy nghĩ độc lập. Hãy dành cơ hội cho chúng phát
huy giá trị của những thứ chúng có.
8. Hãy
quên chuyện sử dụng quyền lực của mình với học trò. Cái quyền mà
ta tưởng ta có chỉ là một thứ quyền lực ảo, nó không có giá trị
gì ngoài việc gây tổn thương cho học trò và làm tổn hại chính bản
thân ta.
9. Khi
đến với một lứa học trò mới, hãy quên đi những thành tích hay lỗi
lầm của lứa học trò ta đã gắn bó trước đó. Đừng đem ra để so sánh,
đối chiếu gây áp lực và đem đến những cảm giác khó chịu cho học
trò. Vì chúng chẳng thích bị so sánh, dù để hạ bệ hay để tôn vinh.
Và còn vì thực sự chúng chả liên quan gì đến những kí ức mà ta
mang giữ. Sao phải rót vào tai chúng những gì vốn không liên quan đến
chúng chứ?
Nguồn: ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét