Nguyễn Đức Tùng
Thơ Phạm Thiên Thư là thơ để ngâm, để hát, là chanson
poétique.
Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng
Nguyễn Đức Tùng
Thơ Phạm Thiên Thư là thơ để ngâm, để hát, là chanson
poétique.
Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng
Hoa gạo tháng
Ba chùng thật thấp
chiều bên thung
lặng buồn
nghe tiếng
gió xua ngọn lau xót ruột
vài cánh hoa rừng rủ xuống ven truông
Amanda Gorman sinh ngày 7 tháng 3 năm 1998 là một nhà thơ nữ trẻ tuổi, nhà hoạt động xã hội người Mỹ tập trung vào các vấn đề về nữ quyền, nhân quyền, chủng tộc… Gorman là người đầu tiên được tặng thưởng Danh hiệu Nhà thơ Thanh niên Quốc gia (National Youth Poet Laureate). Cô đã xuất bản tập thơ “The One for Whom Food Is Not Enough” - 2015.
MN: Khi đọc bài thơ này, ngay lập tức chúng ta sẽ cảm thấy tỉnh
táo và yên tâm. Nhà thơ muốn nói với chúng ta rằng lòng tốt là một phẩm chất
lâu dài trong quá trình học tập, thử thách và chấp nhận sự mất mát. Lòng tốt ở
đây như là một cách sống hơn là một loạt các hành vi rời rạc; nó biểu hiện của
sự hiệp thông, chia sẻ, cảm thấu sâu sắc. Và nhất là, chỉ sau nhiều lần trải thấu nỗi buồn thì lòng
tốt mới đồng hành và dẫn dắt chúng ta, trở thành một người bạn cùng đi đến miền
nhân ái.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời vào chiều 20/03/2021, tại nhà riêng, sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật sau cơn đột quỵ, hưởng thọ 72 tuổi. Ông sinh ngày 20/04/1950 ở Thái Nguyên (quê quán Thanh Trì, Hà Nội), nguyên là một giáo viên dạy Sử sau chuyển sang viết văn chuyên nghiệp. Ông được coi là một trong những nhà văn lớn của Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh, với tên tuổi gắn liền với các truyện ngắn như Tướng về hưu, Muối của rừng, Không có vua, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê, Sang sông... Ngoài ra, ông còn viết bộ ba truyện ngắn lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết…
Mộc Nhân
Ngày trang Blog cá nhân đạt con số 2.000
Bài viết ghi dấu cho con số 2.000 trên trang Blog cá nhân
Có một câu nói của Aristole: "Tất cả hành động của con người bắt nguồn từ một hoặc nhiều lý do trong những lý do sau: tình cờ, phẩm chất, bắt ép, thói quen, lý trí, đam mê, và dục vọng." (All human actions have one or more of these seven causes: chance, nature, compulsion, habit, reason, passion, and desire). Với việc viết blog, tôi không nhớ mình khởi đầu vì lí do gì; tuy nhiên chắc chắn ở tôi có hai điều đó là: phẩm chất và sự đam mê - và hôm nay trang cá nhân Mộc Nhân Lê Đức Thịnh tại địa chỉ: thinhdailoc.blogspot.com đã đạt đến con số 2.000 – là số thứ tự cũng là số lượng bài đăng tại đây.
Mộc Nhân
"I would die for you in secret.Illustration by Nguyen Cuong |
cùng em
cuối bãi đầu ghềnh
đã bên nhau
trọn bồng bềnh
nắng mưa
Đây là một bài thơ hay của Naomi Shihab Nye nói về những cảm nhận, tâm trạng của nhà thơ khi kết thúc Tháng Tám, bước vào mùa hè. Những vẻ đẹp của thiên nhiên: sợi tơ, những bông hoa tím, ngôi nhà có mái và tường bằng cây nho, khóm dứa già với những quả gai… (Spun silk, purple blossoms, house by now roof and walls of vine, ancient pineapple crowned with spiky fruit…) cùng niềm hân hoan của con người dù có những điều còn ẩn giấu bên trong, chưa thể nào biết trước (your whole life and know there was something)…
Có điều gì đó không thể phủ nhận được ẩn chứa trong bài thơ “Bees Were Better” của Naomi Shihab Nye dù bà thể hiện câu chuyện rõ ràng, mạnh dạn và không rườm rà. Những câu thơ tự do tương đối đơn giản được viết ở ngôi thứ nhất là cái nhìn của tác giả về con người và sự vật. Nội dung bài thơ của Nye mượn hình ảnh từ thiên nhiên để gợi cho chúng ta suy ngẫm về cuộc sống. Trong bài thơ này, Naomi Nye không kết luận hay khuyên nhủ điều gì. Hình thức bài thơ là hiện đại phương Tây nhưng tứ thơ kiểu Haiku của phương Đông – tác giả chỉ chụp lại hình ảnh, sự kiện – phần ngoài ngôn từ để bạn đọc tự giải mã, khám phá (breaking up) theo cách của mình.
1. “Mamma Mia” là một bộ phim nhạc kịch lãng mạn pha lẫn hài hước – nhan đề phim lấy theo ca khúc cùng tên của ban nhạc ABBA. Bộ phim này đạt được thành công lớn về mặt thương mại, trở thành bộ phim nhạc kịch có doanh thu toàn cầu cao nhất mọi thời đại. Trong bộ phim có 18 ca khúc của ABBA được đan xen minh họa cho các tình huống – trong đó có nhiều bản lặp lại 2 lần. Các ca khúc này được đưa vào Album “Mamma Mia” và album này được đề cử cho giải Grammy cho "Album nhạc phim biên tập cho một sản phẩm phim ảnh, truyền hình và truyền thông xuất sắc nhất". (Nguồn)
Âm nhạc của ABBA thì
quá quen thuộc với chúng ta.
Tuy nhiên nghe
mấy bản không quen thuộc thì cảm xúc sẽ khác - dù bản này ca từ và hòa âm không
có gì đặc biệt – Crazy World (Thế giới điên rồ).
Tôi chỉ là một cô gái
Một trong số bao người, không có gì để nói
Cô gái thuần chất và giản đơn...
Bài thơ “Burning the Old Year” (Đốt cháy năm cũ) của Naomi Shihab Nye nói về việc dọn dẹp những thứ cũ kỹ, tưởng như vụn vặt vào cuối năm và nhận ra những gì còn lại cho năm mới. Những mẩu giấy đỏ, danh sách và các ghi chú đều bị đốt cháy - kể cả các loài cây cỏ cùng những bài thơ yêu thích.
Bài thơ “Blood” (Máu) của Naomi Shihab Nye là gồm năm khổ thơ được chia thành
nhiều dòng không đều nhau, viết theo thể thơ tự do. Nó mang tính tự sự mãnh liệt
và dường như câu chuyện rất đáng tin.
“Blood” đến từ chính cuộc đời của nhà thơ bao gồm những khó khăn mà cô và gia đình gặp phải trong việc dung hòa các khía cạnh văn hóa của mình - cô là người Palestine, Ả Rập – đang sống tại Mỹ.
Naomi Shihab Nye |
Janna tên đầy đủ là Janna Jihad Ayyad là một em gái người Palestine, em đã sử dụng mạng xã hội để giao tiếp, thông báo với thế giới bên ngoài về những trải nghiệm sâu sắc của em trong xung đột bạo lực thường xuyên giữa Israel và Palestine.
Bài thơ “Famous” của Naomi Shihab Nye tập trung vào định nghĩa về sự nổi
tiếng và ý nghĩa thực sự của việc “nổi tiếng”. Bà quan tâm đến điều gì thực sự
quan trọng trong cuộc sống và cách đạt được điều đó.
Bài thơ tràn ngập những hình ảnh mà thoạt nghe, chẳng liên quan gì đến danh lợi. Nhưng, khi bài thơ tiến triển, mỗi ví dụ đáng ngạc nhiên được xây dựng dựa trên ví dụ trước đó, tạo ra một ý tưởng chung về những gì có thể và nên có.
Illustration by Jillian Tamaki |
Trong bài thơ này, Naomi Shihab Nye đã tìm thấy một sự tôn kính cao quý trong cách dẫn dắt cuộc sống bình thường. Người ta có nhiều cách để cầu nguyện chứ không nhất thiết phải quì gối hay hành hương về thánh địa. “Cầu nguyện” là một từ được “cắt rời” (shedding) từng âm tiết thành nhiều cách hiểu và hóa thân vào đời sống, rồi qui tụ vào đất trời thanh cao (fuse them to the sky). Lao động, ăn uống, hành hương, hạnh phúc… thậm chí ở cuối bài thơ, lời nói bất kính và hành động hài hước của lão khùng Fowzi dường như là cách tác giả giải thiêng việc nguyện cầu.
Thơ Naomi Shihab Nye
Naomi Shihab Nye sinh năm 1952 ở St. Louis, Missouri. Cha cô là một người tị nạn Palestine và mẹ cô là một người Mỹ mang hai dòng máu Đức và Thụy Sĩ. Nye đã trải qua tuổi thanh xuân của mình ở cả Jerusalem và San Antonio, Texas.