“Childe Harold” là một nhân vật trong trường ca cùng tên của thi sĩ vĩ đại người Anh, Lord Byron (1). Khi Byron chết, Heinrich Heine viết bài thơ này để tưởng nhớ thần tượng của mình (2).
CHILDE HAROLD by Heinrich Heine
Mộc Nhân dịch (3)
Chiếc thuyền đen căng mình xuôi con nước
Di chuyển chậm, buồn trông bi thương
Tấm vải che vô ngôn trầm mặc
Hành trình tang lễ suốt chặng đường
Đưa chàng trở về bao người lặng lẽ
Thi sĩ nằm ngửa mặt chào nhau
Tựa như hiện tồn, hướng về phía xôn xao
Ánh sáng thiên đường lung linh trong đôi mắt
Từ mặt nước tiếng ai gào thét
Lời biển khơi than vắn thở dài
Khóc nhiều làm chi vô ích bi ai
Sóng trùng khơi vỗ mạn thuyền từng đợt.
--------------------
Chú thích:
(1). Childe Harold là một nhân vật trong trường ca “Childe Harold’s pilgrimage” (Cuộc hành hương của Childe Harold) của George Gordon Byron, còn gọi là Lord Byron (1788 – 1824) – phát hành trong khoảng từ năm 1812 đến 1818. Tác phẩm miêu tả các chuyến đi du lịch của Childe Harold, một thanh niên chán nản với cuộc đời phù hoa dễ dãi nay bỏ đi tìm cái mới ở những vùng đất lạ. Theo một nghĩa rộng hơn, đây là sự thể hiện cái buồn chán và vỡ mộng của một thế hệ thanh niên sau thời kỳ cách mạng và các cuộc chinh chiến của Napoleon. Chữ Childe (có gốc từ chữ Child - trẻ em) trong tiếng Anh có nghĩa là chàng thanh niên mới lớn. Trường ca này Byron lấy chất liệu từ những chuyến đi của bản thân trong thời gian từ 1809 đến 1811. Sau khi phát hành, nó đưa ông thành người nổi tiếng trong văn đàn.
Lord
Byron là thi sĩ đại diện trào Lãng mạn Châu Âu thế kỷ XIX với các đặc điểm thi
pháp: câu chữ mãnh liệt,
tính trữ tình sâu sắc, sự bạo dạn về ý tưởng, vẻ sống động của hình tượng… Ông
có ảnh hưởng rất lớn đến thơ ca thế giới cuối thế kỷ 19 đầu thế
kỷ 20; sinh ra một trường phái thơ ca với tên gọi chủ nghĩa Byron.
(2). Heinrich Heine viết bài thơ “Childe Harold” để tưởng nhớ Lord Byron - ông mất sớm vào tuổi 36 tại Mesolongi, Hy Lạp; thi thể được đưa trở lại nước Anh bằng đường thủy và chôn ở Nottinghamshire, Anh Quốc. Lord Byron cũng là thần tượng của Heinrich Heine nên người ta còn gọi Heine bằng biệt danh “The German Byron” (Byron Nước Đức).
(3). Text available Here
* Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét