3/2/24

3.050. ONE DAY WHEN WE WERE YOUNG

 Bài hát lời Anh “One day when we were young” nguyên tác là bản “Wer uns getraut” (tiếng Đức - Ai thành hôn cho chúng ta) trích từ vở operetta “Der Zigeunerbaron” (The Gypsy Baron) của Johann Strauss II (1). Bài nhạc trở thành “popular song” khi đưa vào bộ phim “The Great Waltz” (1938) -  bộ phim hư cấu về cuộc đời của chính Johann Strauss (2).


Bài nhạc này có hàng trăm bản cover với nhiều ngôn ngữ khác nhau, riêng tôi ấn tượng nhất với phiên bản lời Việt có tựa “Khúc hát thanh xuân” do Phạm Duy phỏng tác (3) cùng với bản phối của PBN do trần Thu Hà trình diễn.




ONE DAY WHEN WE WERE YOUNG

Music: Johann Strauss II

English Lyrics: Richard  Tauber chuyển ngữ từ tiếng Đức “Wer uns getraut”


One day when we were young

That wonderful morning in May

You told me you loved me

When we were young one day

Sweet songs of spring were sung

And music was never so gay

You told me you loved me

When we were young one day

You told me you loved me

And held me close to your heart

We laughed then, we cried then

Then came the ti-ime to part

When songs of spring are sung

Remember that morning in May

Remember you loved me

When we were young one day

We laughed then, we cried then

Then came the ti-ime to par-art

When songs of spring are sung

Remember that morning in May

Remember you loved me

When we were young one day.

---------------

Việt ngữ:

NGÀY ĐÓ CHÚNG TA CÒN TRẺ

 

Ngày đó, khi chúng ta còn trẻ

Vào một buổi sáng tuyệt vời tháng Năm

Anh đã nói với em rằng: Anh yêu em

Ngày đó, chúng ta còn trẻ

Khúc xuân ngọt ngào vang lên

Và lời nhạc rực rỡ như nắng xuân

Lúc anh nói: Anh yêu em

 

Ngày đó chúng ta còn trẻ

Anh đã nói với em rằng: Anh yêu em

Nhờ anh, em nghe rõ nhịp tim anh đập

Chúng ta cười và khóc

Rồi đến lúc chúng ta chia tay

Bài hát mùa xuân lại vang lên

Làm em nhớ lại, buổi sáng tháng Năm

Rồi em nhớ lại, anh đã yêu em

Ngày đó chúng ta còn trẻ.

-----------------

Chú thích:

(1). Johann Strauss II (1825 – 1899) là một nhà soạn nhạc người Áo (con của Johann Strauss I nên còn gọi là Johann Strauss con). Ông chủ yếu sáng tác nhạc nhẹ, đặc biệt là nhạc khiêu vũ và operetta. Ông đã sáng tác hơn 500 waltz (valse), polka, quadrille và các loại nhạc khiêu vũ, cũng như một số bản operetta và múa ba lê. Trong cuộc đời của mình, ông được gọi là "Vua nhạc waltz", và là người có công lớn phổ biến điệu waltz tại Viên trong thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông giành được tiếng vang lớn gồm có "The Blue Danube", "Wein, Weib und Gesang", "Tales from the Vienna Woods", "Tritsch-Tratsch-Polka", "Kaiser-Walzer" và Die Fledermaus…

(2). Tóm tắt phim: Johann Strauss II (trong phim tên là Johani) là người nhạc sĩ yêu thích điệu valse và ông thường viết và biểu diễn những bài hát điệu valse hơn bất cứ các điệu khác. Lúc này, ở Châu Âu điệu valse không được coi là âm nhạc xã hội (society music) đúng nghĩa – tức là không phổ biến và ít người chuộng. Sau khi bị sa thải khỏi công việc văn thư ngân hàng vì bận tâm đến việc sáng tác nhạc, nhất là loại nhạc không phù hợp thị hiếu đương thời, anh quyết định theo đuổi đam mê của mình để trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp. Anh thành lập một dàn nhạc, tất nhiên để thể hiện đam mê và phổ biến điệu valse. Anh mời một số ca sĩ opera nổi tiếng đương thời, bao gồm Carla Donner (do Miliza Korjus thủ vai) là ngôi sao của Imperial Opera đến nghe nhạc của anh và đề nghị, hợp tác với họ. Carla thích âm nhạc của Johann và mời anh chơi trong bữa tiệc của người yêu cô là Bá tước Hohenfried. Nhờ đó âm nhạc của Johani được hoàng gia và nhà xuất bản âm nhạc Julius Hofbauer chú ý. Nhờ vậy, Johani được hoan nghênh và điệu valse bắt đầu phổ biến trong công chúng. Với sự nổi tiếng về âm nhạc mới được tìm thấy, cuộc đời của Johani bắt đầu thay đổi. Để thể hiện sự ủng hộ của mình đối với cuộc cách mạng dân chủ Châu Âu, Johann đã tham gia tổ chức một cuộc tuần hành. Trên đường biểu tình, đám đông nhìn thấy xe ngựa của Carla bên ngoài dinh thự của Bá tước và định tấn công cô - biểu tượng của tầng lớp thượng lưu hư hỏng. Johann đã giải cứu Carla và tuyên bố cô là nghệ sĩ đồng nghiệp. Từ đó anh vướng vào câu chuyện tình ái với nàng Carla Donner, trong khi vẫn dành tình yêu của mình cho người vợ yêu thương và chung thủy Poldi. Thế nhưng Carla Donner lại là người có quan hệ với Bá tước Anton Hohenfried nên không thể đến với anh công khai. Anh trở nên bị giằng xé trong tình yêu và mối tình này đã được mọi người biết đến. Rồi Bá tước Hohenfried cũng hiểu ra chuyện này. Một hôm nọ, nhân buổi trình diễn tác phẩm mới của Johann, ông đến thăm Poldi và cho cô biết điều này. Poldi đến nhà hát opera lúc Johann và Carla bên nhau trên sân khấu biểu diễn và nhận ra tất cả nhưng cô không nói gì mà chỉ quay về. Đoạn cuối: khi Johann và Carla chuẩn bị lên con tàu hướng tới Budapest, anh nhận ra rằng mình không thể bỏ rơi Poldi. Anh tạm biệt Carla và ở lại bến tàu suốt đêm, không muốn về nhà. Vào buổi sáng, âm thanh chuyển động của nước từ những chiếc thuyền và những người thợ giặt xung quanh anh đã gợi lại một giai điệu mà anh đã viết trước đó và đổi tên thành "The Blue Danube"...

(3)Lời Việt: Phạm Duy (phỏng tác) - KHÚC HÁT THANH XUÂN


Ngày ấy khi Xuân ra đời

Một trời bình minh có lũ chim vui

Có lứa đôi, yêu nhau rồi

Hẹn rằng còn mãi không nguôi

Nhạc lắng hương xuân bồi hồi

Như vì tình ai tiếng hát lên ngôi

Nói với nhau, yêu nhau rồi

Một ngày còn mới tươi môi

Rồi nắm tay cùng nói vui

Những câu êm êm không rời vai.

Rồi lả lơi, hình dáng ai

Khuất xa biến vào nẻo khơi.

Từ đó khi xuân tái hồi

Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.

Nhớ tới câu thương yêu người

Một ngày tuổi mới đôi mươi.

* References:

1. Wikipedia

2. imdb/synopsis



 

Không có nhận xét nào: