Mộc Nhân dịch từ nguyên tác: “May” – by Christina Rossetti (1)
Không có con chim nào biết trước
bạn tình của mình…
(Nor any bird foregone its mate …) (2)
Tôi không diễn tả cho bạn biết nó như
thế nào,
Nhưng điều này thì tôi biết: nó đã xảy
ra từ trước
Vào một ngày nắng đẹp
Khi tháng Năm còn trẻ; à, tháng Năm dễ
thương!
Hoa anh túc vẫn chưa chào đời
Giữa những cánh ngô mềm mại;
Quả trứng cuối cùng vẫn chưa nở,
Và cũng không có con chim nào biết trước
bạn tình của mình…
Tôi không thể diễn tả cho bạn biết nó
là cái gì,
Nhưng điều này thì tôi biết: nó đến rồi
đi.
Nó trôi qua với tháng Năm đầy nắng,
Giống như tất cả những điều ngọt ngào
đã trôi qua,
Và để lại trong tôi sự già nua, giá
băng và xám xịt. (3)
----------------
Chú thích:
(1) Christina Rossetti là nữ thi sĩ người Anh gốc Ý... đọc thêm thông tin tại đây: (nguồn)
(2) Bài thơ “May” (Tháng Năm) của Christina Rossetti là bài sonnet mười ba dòng khá chuẩn được tách
thành một đoạn tám dòng và một đoạn năm dòng - vần điệu và nhịp tuân theo tiêu chuẩn thơ Sonnet.
Tác giả mở đầu phần thơ bằng cách nói với người đọc có điều
gì đó “không thể diễn tả” và suốt văn bản hầu như không có câu trả lời chắc chắn
“nó” là gì.
Tuy nhiên thông qua các manh mối ngữ cảnh, chúng ta biết
điều gì đó đã xảy ra vào tháng Năm với các chi tiết và mối liên hệ cảm xúc của
con người lúc chuyển mùa.
Tất cả đều mang dấu ấn của một sự kiện bí ẩn từ cây cỏ
và muôn loài mà tác giả nhớ lại: lúc "anh túc chưa chào đời" cũng như
“quả trứng cuối cùng vẫn chưa nở”. Những hình ảnh đó đại diện cho sự sinh sôi của
cuộc sống mới vào mùa xuân và nó cũng đó sẽ mất đi khi các mùa thay đổi.
Hai câu thơ ở đầu khổ thứ hai lặp lại hai câu mở đầu –
vẫn là một bí ẩn đến rồi đi nhưng tại thời điểm này, thời gian chuyển từ quá khứ
xa xôi đến gần với hiện tại. Tất cả những trải nghiệm ấy đã để lại cho người đọc
cảm giác sự luân chuyển của bốn mùa khiến con người trở nên “già
nua, giá băng và xám xịt”. Dường như cuộc sống sắp đi đến chỗ kết thúc, hoặc ít nhất cũng là phần
thú vị nhất đã trôi đi.
Mặc dù không chắc chắn lắm nhưng có thể nói bài
thơ là một mối tình ẩn trong câu chữ - cũng là một phỏng đoán thú vị.
(3) Nguyên tác Anh ngữ tại đây:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét