Mộc Nhân - kí sự Trường Sơn Đông giữa tháng 3/ 2020
1. ĐÈO LE
Đèo Le là địa giới hai huyện Nông Sơn và Quế
Sơn, Q.Nam. Trên đỉnh đèo có khu du lịch Suối Nước Mát và lưu truyền câu thơ dân
gian: “Qua Suối Mát nghe lòng xát muối/ Đến Đèo Le muốn dược đè leo”
Bên này là tôi bên kia em
con đường dốc núi rất chi mềm
muốn được lãng du như bèo bọt
chiều Đèo Le uống cạn cùng đêm
2. ĐẮC MI
Đắc Mi là nơi
nguồn nước đổ về hai con sông lớn phía bắc Q.Nam là sông Thu Bồn (chảy về Hội
An) và sông Vu Gia (chảy về sông Hàn, Tp Đà Nẵng). Thủy điện Đắc Mi ngăn dòng
nước về Vu Gia, lùa hết nước về Thu Bồn khiến Tp Đà Nẵng bị thiếu nước sinh hoạt
do bị nhiễm mặn. Đứng trên bờ đập Đắc Mi thấy rõ cảnh tượng một bên là hồ nước mênh
mông, còn bên nguồn Vu Gia trơ đá: “Một chiều dựng đứng Đắc Mi/ Bên em ngập nước,
anh thì khô ran”.
Trưa Đắc Mi nghe nước than van
một bên hồ đập với mây ngàn
bên kia trơ đá cồn lên sỏi
bất chợt thôn làng rất âm vang
Hồ Đắc Mi đổ về Sông Thu Bồn mênh mông |
3. QUA CẦU MÒ O
Cầu Mò O |
Cầu Mò O là một
cây cầu nhỏ nằm trên QL 14E đoạn từ Tân An, Hiệp Đức lên Khâm Đức.
thôi em cứ để cho đời lắng
hoài niệm Mò O chỉ gọi là
nỗi nhớ niềm thương đà cũ kỉ
mái tóc bay bay theo gió xa
Dọc đường gió bụi |
4. LÀNG HỒI
Ngã ba Làng Hồi
thuộc huyện Phước Sơn là điểm giao cắt giữa Quốc lộ 14E và Quốc lộ 14B trên đường
Trường Sơn.
Một thoáng Làng Hồi |
nắng nghiêng vào ngã ba Làng Hồi
những con đèo dốc bỗng đơn côi
thoáng đời trôi như màu thiên cổ
hai nẻo sơn khê một dòng thôi
5. CẦU XƠI
Cầu Xơi bắc qua
sông Nước Mỹ (sông Nậm Mi) trên đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận Nam Giang, Quảng
Nam. Thời xưa, chỗ này là cầu ngầm nên chỉ cần mưa nhỏ là nước băng qua, chảy
xiết, nguy hiểm chết người liên miên do người và xe không tiên liệu được độ an
toàn khi nước tràn qua mặt cầu. Vì vậy mới có tên là cầu xơi (xơi: nuốt chửng).
nhớ ngày xưa rất điêu linh
qua cầu hú vía thất kinh âm hồn
nước gào thác dữ mồ chôn
Xơi nhau xin giữ nụ hôn cuối cùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét