5/12/22

2.603. 30 NHÀ VĂN VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI- 3

 30 NHÀ VĂN VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (Tiếp theo phần 2)

7. Francois Rabelais (1494 – 1553):



Francois Rabelais là một tu sĩ, bác sĩ, là tác giả văn xuôi lớn đầu tiên của nước Pháp. Ông đã viết cuốn tiểu thuyết nhiều tập, The Life of Gargantua and Pantagruel (Cuộc đời của Gargantua và Pantagruel), kể câu chuyện về một người khổng lồ và con trai của ông ta. Chất trào phúng thái quá của tác phẩm đã đã ảnh hưởng đến phong cách của các nhà văn như James Joyce, Lawrence Sterne - hầu như bất kỳ nhà văn nào từng viết tiểu thuyết hoặc kịch có nhân vật hài hước, kể cả Shakespeare đều ảnh hưởng tác phẩm này. (Tham khảo)


Một trong những điều khiến Rabelais trở thành một nhà văn quan trọng và có ảnh hưởng là tác phẩm của ông đã phát triển tinh thần nhân văn, khiến các nhà văn như Cervantes và Shakespeare dù là những đại diện quyền lực của văn học Phục hưng, đều chịu ảnh hưởng lớn từ Rabelais.

Trong bốn tập của cuốn The Life of Gargantua and Pantagruel, mục đích của Rabelais là mua vui cho độc giả trí thức bằng những điều ngu xuẩn, đam mê thái quá và cường điệu thông qua các câu chuyện như tệ nạn trong một tu viện thối nát, vụ kiện tụng dai dẳng của những luật sư quanh co, sự thiếu hiểu biết và lừa dối của những bác sĩ tham lam…

Rabelais là một tu sĩ và có thể trực tiếp quan sát cuộc sống tu sĩ; cha ông đã bị các luật sư xúi giục phung phí tiền bạc vào một vụ kiện dài với một người hàng xóm về một số quyền lợi vặt như nước, lối đi; với tư cách là một bác sĩ phẫu thuật, Rabelais đã nhìn thấy rất gần ranh giới giữa thầy thuốc chân chính và lang băm… Đó là chất liệu để ông viết nên những tác phẩm lớn, cũng như Don Quixote của Cervantes - chứa đầy những tình tiết gây cười qua đó tìm kiếm đời sống nội tâm đích thực của con người.

Ảnh hưởng lâu dài của Rabelais không liên quan gì đến quan điểm của ông về bản thân với tư cách là một tác giả. Ông có một cái nhìn về thời đại của mình và bị ấn tượng bởi những điều phi lý. Những phát hiện về sự bản chất lố bịch của xã hội trung cổ mà ông chế nhạo đã khiến ông trở thành một nhà văn thú vị và trên hết, một nhà văn vĩ đại và thông thái.


8. Cervantes (Miguel de Cervantes Cortinas) (1547-1616):

Miguel Cervantes, nhà văn Tây Ban Nha, cùng thời với Shakespeare, là nhà văn quan trọng trong lịch sử văn học. Don Quixote của ông được viết vào thời kỳ đầu của sự phát triển thể loại tiểu thuyết nhưng không bị các tiểu thuyết tiếp theo vượt qua cả về ảnh hưởng lẫn phẩm chất. Hơn nữa, nó là một cuốn kinh thánh cho các nhà văn hậu hiện đại ở chỗ nó hiển thị mọi bài viết về các đặc điểm được các nhà văn viết tiểu thuyết hậu hiện đại sử dụng.



Cervantes viết nhiều tiểu thuyết và kịch nhưng tên tuổi của ông hầu như chỉ gắn liền với một cuốn tiểu thuyết Don Quixote. Đây là tiểu thuyết lãng mạn hiện đại đầu tiên, và nó đã được dùng làm hình mẫu cho tiểu thuyết có thể chuyển thể sang truyện tranh với các cảnh và tình tiết hài hước, châm biếm. Đây là một trong những cuốn Bách khoa toàn thư về thế giới phương Tây. Dostoyevsky gọi đó là “tác phẩm cuối cùng và cao cả nhất của tư duy con người” (the ultimate and most sublime work of human thinking).

Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của một nhà quý tộc Tây Ban Nha, Alonso Quixano, người bị điên. Anh ấy đã đọc vô số truyện lãng mạn hào hiệp và tưởng tượng mình là một hiệp sĩ thời trung cổ, người phải xóa bỏ những sai trái của thế giới và khôi phục lại công lý cho nó. Anh ta lấy tên là Don Quixote de la Mancha và tuyển một nông dân láng giềng, Sancho Panza, làm cận vệ của mình. Khi câu chuyện tiến triển, Sancho Panza trở thành lá chắn cho sự điên rồ của Don Quixote với phản ứng thực tế của anh ta đối với những tưởng tượng của hiệp sĩ. Don Quixote hiểu sai mọi tình huống mà anh ấy gặp phải, liên hệ nó với câu chuyện hiệp sĩ của mình, và điều đó cực kỳ buồn cười. (Tham khảo nguồn)

Ảnh hưởng lớn của cuốn tiểu thuyết đối với các nhà văn sau này nằm ở các kỹ thuật văn học mà Cervantes đã sử dụng, vốn đã thu hút sự chú ý của nhiều tác giả nổi tiếng, sử dụng trong một số tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn hóa phương Tây. Các kỹ thuật của ông đã được các nhà phê bình dán nhãn hàng thế kỷ và vì vậy chúng ta có những từ như chủ nghĩa hiện thực, tính liên văn bản, rạp hát siêu hình (realism, inter-textuality, meta-theatre)…

Hầu như tất cả các nhà văn hư cấu ngày nay đều chịu ảnh hưởng của Cervantes, nhưng một số khác lại chịu ảnh hưởng nặng nề hơn như: “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” (Adventures of Huckleberry Finn) của Mark Twain, Tristram Shandy của Lawrence Sterne, “Ba chàng lính ngự lâm” (The Three Musketeers) của Alexandre' Dumas, “Cyrano de Bergerac” của Edmond Rostand và “Jean- La Nouvelle Heloise” của Jacques Rousseau. Từ Quixotic đã được đặt ra, có nghĩa là Sở hữu hoặc hành động với mong muốn làm những việc cao cả và lãng mạn, mà không nghĩ đến chủ nghĩa hiện thực và thực tế; quá duy tâm – bốc đồng – ảo tưởng.

9. John Donne (1572 - 1631):

John Donne, nhà thơ Anh, chắc chắn là một trong những nhà văn thú vị nhất từng sống, viết với tư cách là một nhà thơ đúng nghĩa. Cuộc đời ông là một cuộc phiêu lưu đầy màu sắc và những bài thơ của ông là những kỳ công đáng kể về ngôn ngữ. Ông là nhà văn thời Jacobean (Thời vua Giêm I, nước Anh, 1603-1625) cùng thời với Shakespeare, Fletcher và Webster, được coi là nhà thơ ưu việt trong số Những nhà thơ siêu thực (Metaphysical Poets).



John Donne sinh ra trong một gia đình Công giáo La Mã vào thời điểm mà việc theo đạo Công giáo là bất hợp pháp và đây là một bất lợi đối với anh ấy trong phần đầu của cuộc đời. Năm 11 tuổi, anh được nhận vào Hart Hall (sau này trở thành Hertford College) Oxford, nơi anh học ba năm, và sau đó được nhận vào Đại học Cambridge, nơi anh học thêm ba năm nữa. Cả hai trường đại học đều không cấp bằng cho anh ta vì anh ta là người Công giáo.

Năm 1591, ông bắt đầu học luật và đủ điều kiện trở thành luật sư. Vào thời điểm này, ông đã nổi tiếng khắp London với cái tên Jack Donne cùng các biệt hiệu: người đàn ông của thị trấn, người thích tiệc tùng và lăng nhăng (man about town, party-goer and womaniser). Mong muốn được khám phá thế giới, ông đã lên đường băng qua Châu Âu và năm 1596, tại Cadiz, ông chiến đấu với người Tây Ban Nha cùng với Bá tước Essex và Ngài Walter Raleigh. Ông qua Ý và Tây Ban Nha trong một vài năm rồi trở về Anh lúc 25 tuổi, được bổ nhiệm làm thư ký cho Bá tước Thomas Egerton. Khi ổn định ở London, ông yêu cháu gái của mình là Anne More. Cha và chú của cô phản đối cuộc hôn nhân nhưng cặp đôi vẫn tiếp tục, bỏ trốn và kết hôn. Donne bị bắt và bỏ tù. Trong một bức thư gửi cho Anne, anh ấy đã ký tên nổi tiếng với dòng chơi chữ từ tên mình “John Donne, Anne Donne, Undone” (Tạm hiểu: John Donne, Anne Donne, đừng bỏ nhau). Sau khi được trả tự do, ông và Anne nghỉ hưu.

Năm 1602 Donne được bầu làm Thành viên Quốc hội cho Brackley. Ông chuyển sang Anh giáo (Anglicanism) và bắt đầu xây dựng sự nghiệp với tư cách là một giáo sĩ Anh giáo. Sau nhiều lời khen ngợi về những cuốn sách nhỏ chống Công giáo của mình, cuối cùng ông trở thành Trưởng khoa của Nhà thờ St Paul ở London, nơi ông tiếp tục cho đến cuối đời. Đó chính là chất liệu sống để ông viết ra những bài thơ siêu hình, thơ truyền giáo (sermon). Trong suốt thời gian đó, ông viết những bài thơ tình yêu, thơ tôn giáo, thơ cho vợ tràn đầy năng lượng và cảm xúc tuyệt vời.

Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài sermon có tựa “Chuông nguyện hồn ai” (Xem tại đây).

Chất lượng tuyệt vời của bài thơ này là chúng chạm đến cảm xúc của độc giả thuộc mọi thế hệ theo cách trực tiếp nhất. Chúng không lớn lao về hình ảnh và không mô tả. Chúng trí thức ở chỗ sử dụng trí tuệ hơn là hình ảnh tự nhiên và sử dụng lý lẽ hợp lý để phát triển ý tưởng của mình. Chúng có ngôn ngữ của thứ gì đó giống toán học hơn là ngôn ngữ mà chúng ta mong đợi ở thơ ca: ví dụ, những từ như do đó, vì vậy khi lập luận mở ra. Chúng sử dụng những hình ảnh, những khám phá hiện đại nhất trong thiên văn học, địa lý, vật lý và hóa học để diễn đạt ý tưởng.

Một ví dụ khác là bài thơ A Valediction Forbidding Mourning. Trong bài thơ, ông đang nói lời tạm biệt với vợ khi lên đường đi du lịch. Ông bảo cô đừng làm ầm lên, đừng khóc và buồn. Trong khi ông đi vắng, họ vẫn sẽ ở bên nhau vì họ không thực sự chia tay. Không, chúng là hai phần của một người và chia sẻ một tâm hồn. Tác giả sử dụng hình ảnh của một cặp la bàn để mô tả điều này. Cô ấy là điểm cố định tại tâm của vòng tròn tượng trưng cho chuyến đi của anh ấy. Khi anh đi xa, cô nghiêng người về phía anh, lặng lẽ di chuyển, trông như thể cô không hề di chuyển khi anh di chuyển rộng rãi, vẫn luôn gắn bó với cô. Sau đó, khi ông quay lại, cô ấy đứng thẳng dậy và gặp nhau rồi họ hòa vào nhau. Bài thơ sử dụng hình ảnh vòng tròn, không chỉ mang tính toán học mà còn là biểu tượng của sự hoàn hảo và kết thúc nơi người ta bắt đầu. Đó là một bài thơ đáng chú ý và đúng là rất nổi tiếng. (Xem bản dịch tại đây).

Trong những bài thơ tôn giáo của ông, chúng tôi cảm thấy rằng đó là một người thực sự đang nói, một người có sức mạnh trí tuệ và cảm xúc tuyệt vời. Ngôn ngữ cũng rất nam tính, thể chất và mạnh mẽ. Trong một bài sonnet nổi tiếng, thể hiện cam kết của mình đối với cuộc sống vĩnh cửu mà Cơ đốc giáo mang lại, anh ấy nói thẳng với Thần chết: 'Thần chết đừng tự hào, mặc dù một số người gọi ngươi là người hùng mạnh và đáng sợ: vì ngươi không phải như vậy!' (Death be not proud, though some have called thee mighty and dreadful: for thou art not so!).

Trong bài thơ The Sunne Rising, ông khó chịu vì bị đánh thức quá sớm trong khi anh ấy cảm thấy đêm đam mê của mình quá ngắn, nên mắng mặt trời: “Ông già bận rộn, Mặt trời trái nết/    Sao ông làm vậy/ Đánh thức chúng tôi qua cửa sổ, và qua tấm rèm/ Chuyển động của những đôi nhân tình phải chạy theo mùa sao?” (Busy old fool, unruly Sun/ Why dost thou thus/ Through windows, and through curtains, call on us ?/ Must to thy motions lovers’ seasons run?).

Những bài thơ của Donne không được xuất bản khi ông còn sống nhưng được lưu truyền và được những người bạn của ông cất giữ dưới dạng bản thảo dù rất nhiều trong số đó đã bị mất. Thơ ông đã được hồi sinh vào đầu thế kỷ 20 bởi các nhà nghiên cứu, nhà thơ – trong đó có công của T.S. Eliot.

(Xem tiếp)

Mộc Nhân dịch từ nguồn đã dẫn



Không có nhận xét nào: