Heinrich Heine (12/13/1797 - 17/2/1856) sinh ra ở Düsseldorf, Đức, trong một gia đình Do Thái đã có sự biến đổi về văn hoá. Vùng quê Đức của ông có một thời gian dài bị quân Pháp chiếm đóng nên ông đã ảnh hưởng tư tưởng tự do tư sản. Bố của ông là một thương gia. Khi việc kinh doanh của ông bị thất bại, Heine được gửi tới Hamburg, ở nơi đó, ông chú giàu có Salomon đã khuyến khích ông tham gia công việc kinh doanh.
Sau khi Heiner thất bại
trong lĩnh vực này, ông quay sang nghiên cứu về luật tại các trường Đại học
Göttingen, Đại học Bonn và Đại học Humboldt, nhưng ông đã nhận ra rằng mình
thích văn học hơn luật. Dẫu vậy, ông đã nhận được bằng tốt nghiệp Luật vào năm
1825.
Cùng thời gian đó, ông
đã quyết định chuyển từ đạo Do Thái sang đạo Tin Lành. Việc này cần thiết do sự
đối xử khắt khe những người Do Thái tại nhiều vùng nước Đức; nhiều trường hợp,
họ còn bị cấm làm việc ở một số vị trí. Điều này bao gồm cả cho những bài giảng
tại trường đại học, là những tham vọng đặc biệt của Heine. Khi Heine tự biện
minh cho mình trong cuộc đối thoại với người khác thì việc chuyển đổi đó là “cái
vé cho việc được tham gia văn hoá châu Âu”, mặc dù nó chẳng chứng minh được gì.
Trong cuộc đời mình, Heine đấu tranh luôn đấu tranh với những nhân tố không
tương thích giữa người Do Thái và Đức trên xứ sở của ông.
***
Heine được biết đến với những bài thơ, phần lớn là những tác phẩm thời kỳ đầu - đã được chuyển thành ca từ bài hát do các nhạc sĩ nổi tiếng như Robert Schumann, Richard Wagner, Franz Schubert, Felix Mendelssohn, Hugo Wolf, Fanny Mendelssohn, Johannes Brahms, Hans Werner Henze và Lord Berners. Những bài thơ đầu tay của Heine được in trong tập Gedichte (Những bài thơ) - bản tiếng Anh Early Poems, sáng tác vào năm 1821.
Cảm hứng từ mối tình say
mê si đơn phương của Heine với người em họ Amalie và Therese đã cho ông viết
nên những vần thơ hay nhất trong tập Buch
der Lieder (Sách những bài hát,
1827) – bản tiếng Anh Book of Songs
là tuyển tập có đầy đủ các bài thơ của ông đã được phổ nhạc theo phong cách
lãng mạn.
Tập thơ thứ ba của ông,
Romanzero (1851), chứa đầy những lời than thở đau lòng và những cái bóng ảm đạm
về thân phận con người; nhiều bài thơ trong số này hiện được coi là một trong
những bài thơ hay nhất của ông. Tuyển tập cuối cùng, Gedichte 1853 und 1854 (Những
bài thơ 1853 và 1854). Đa số các bài thơ của ông đều được đánh số thay vì đặt tựa.
***
Bên cạnh những bài thơ
hay về tình yêu và thiên nhiên ông còn có những bài thơ đả kích quý tộc Đức và
chống lại chủ nghĩa chuyên chế. Năm 1831, để tránh sự khủng bố của giai cấp quý
tộc thống trị Đức, ông đã rời Đức và đến Paris, Pháp. Những năm đầu của Heine ở
Paris là quãng thời gian hạnh phúc nhất của ông. Từ một kẻ bị ruồng bỏ trong xã
hội đã biến thành một nhân vật văn học hàng đầu. Ông đã làm quen với nhiều người
nổi tiếng trong thời đại của mình. Tuy nhiên, các tác phẩm phê bình và châm biếm
của ông đã khiến ông gặp khó khăn nghiêm trọng với cơ quan kiểm duyệt của Đức,
và vào cuối năm 1835. Nhà nước Liên bang Đức đã cố gắng thực thi lệnh cấm trên
toàn quốc đối với tất cả các tác phẩm của ông. Ông bị bao vây bởi các điệp viên
cảnh sát, và việc anh ta tự nguyện lưu vong đã trở thành một sự áp đặt theo
dõi.
Ông ở lại Paris đến cuối
đời, ngoại trừ một lần quay lại Đức vào năm 1843. Tác phẩm của ông và một số
tác giả khác được coi là có liên quan đến cuộc cách mạng nước Đức vào năm 1835
đã bị cấm ở Đức. Sách của ông và nhiều tác giả khác đã bị đốt cháy ở Quảng trường
Opera, Berlin vào năm 1933 dưới thời Đức Quốc xã.
Tuy nhiên, điều tồi tệ
nhất trong những đau khổ của anh ấy là do sức khỏe ngày càng sa sút của anh ấy.
Một căn bệnh hoa liễu rõ ràng bắt đầu tấn công hết bộ phận này đến bộ phận khác
trong hệ thống thần kinh của ông, và từ mùa xuân năm 1848, ông bị giam trong
“ngôi mộ nệm” của mình. Sau gần tám năm đau khổ, Heine qua đời và được chôn cất
tại Nghĩa trang Montmartre, Paris.
***
Với gần 10.000 nhạc thuộc
đủ mọi thể loại, Heinrich Heine còn là nhà thơ duy nhất của mọi thời đại có thơ
được phổ biến nhiều nhất trên hành tinh này.
Việc phổ nhạc thơ
Heinrich Heine rất đa dạng. Nó bao gồm các thể loại âm nhạc: ca khúc có nhạc đệm,
aria (ca khúc không nhạc đệm trong opera), hợp xướng... Sau đó là các chuyển thể
từ nhạc có lời sang không lời: dàn hòa tấu, song tấu, độc tấu, giao hưởng.. với
các con số khổng lồ. Ngoài ra vô số bản cover với các phong cách Jazz,
sentimental, pop, ballad… Số nhạc sĩ tham gia phổ thơ Heine thuộc nhiều quốc tịch
và nhiều thế hệ, nhiều tên tuổi lẫy lừng. Có bài thơ của Heinrich Heine đã được
phổ nhạc tới 121 lần (bao gồm nhiều người phổ vào những thời kyd khác nhau);
các bài phổ khoảng 100 lần khá nhiều và rất nhiều bài phổ hàng chục lần…
Về thơ Heinrich Heine:
đa số các tự điển đều xếp ông vào mục từ “nhà thơ vĩ đại thế giới”, “nhà thơ vĩ
đại của Đức, Châu Âu”.
Heinrich Heine được nữ dịch
giả Chu Thu Phương chuyển sang Việt ngữ với nhan đề “Khúc đệm trữ tình” (NXB
Văn Học, 2015) gồm 67 bài. Nhiều tác giả khác cũng dịch lẻ tẻ các bài thơ của
Heinrich Heine trên các trang báo, mạng xã hội.
References:
1. Oxfordsong
2. Wikipedia
3. Gutenberg
Dịch, biên tập, dẫn nguồn bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét