31/1/24

3.047. IN THE CAFÉ – Louise Glück

    LTS: Bài thơ “In the Café” (Trong quán café) của Louise Glück là một bài thơ văn xuôi khá dài tong tập thơ "A Village Life" của bà. Bài thơ kể một câu chuyện dài về một người đàn ông đa tình, một kẻ lãng mạn, thích những cuộc phiêu lưu tình ái. Bài thơ này có thể minh họa cho “Thuyết đạo đức tương đối” (1). Đây là bài thơ bị các nhà phê bình chê nhiều nhất vì bà kể một câu chuyện mà chẳng có thông điệp gì hay ho; họ xem đây là một thử nghiệm cho kiểu viết thơ văn xuôi xuống dòng tùy tiện (xem bản gốc trong chú thích số 2 - trong bản dịch, tôi "điều tiết" lại nhiều chỗ để bạn khỏi cảm thấy khó chịu).

     TRONG QUÁN CÀ PHÊ

     Mộc Nhân dịch (2)

Mệt mỏi với trần gian là điều tự nhiên. Khi bạn đã chết lâu như thế này, có lẽ cũng chán thiên đường. Bạn làm những gì bạn có thể làm ở một nơi nhưng sau một thời gian bạn đuối sức, bạn mong được giải thoát.

Bạn tôi yêu đương khá dễ dãi.

Chừng mỗi năm lại có một bạn gái mới –

Nếu có con, anh ấy cũng không bận tâm—

Anh ấy cũng có thể yêu trẻ con.

Vì thế nhiều người trong chúng ta trở nên già đi

còn anh ấy vẫn như vậy, đầy phiêu lưu, luôn có những khám phá mới. 

Nhưng anh ấy ghét di chuyển nên phụ nữ phải tìm đến 

lai rai. Cứ mỗi tháng chúng tôi gặp nhau uống cà phê. 

Vào mùa hè, chúng ta sẽ đi dạo quanh đồng cỏ, 

có khi lên tận núi. Lúc đau buồn, ông vẫn sung,

ngoại hình bảnh bao. Dĩ nhiên, vì đi chung với phụ nữ, 

nhưng không hẳn thế.

Ông đến với họ, học cách yêu những phim ảnh họ thích.

Không phải diễn – mà ông thật sự học, như cách 

một người học nấu ăn trong trường dạy nấu ăn.

Ông nhìn mọi thứ như họ nhìn. Ông chẳng những như họ 

mà có khi trở thành họ, chỉ khác cái cá tính.

Đối với ông, con người mới này mang tính giải phóng bởi vì 

đó là khám phá – ông tiếp thu những nhu cầu cơ bản 

đã bén rễ trong tâm hồn họ.

Ông trải nghiệm những nghi thức của riêng mình và

những sở thích này hình thành –

Nhưng khi ông sống với mỗi người phụ nữ,

ông thể hiện những phiên bản của mình 

khá đầy đủ, bởi vì nó không bị tổn hại bởi xấu hổ 

và lo lắng thường thấy.


Khi ông bỏ đi, những người phụ nữ bị suy sụp.

Cuối cùng họ gặp được một người đàn ông khác hợp hơn –

Họ dốc bầu tâm sự với người đó.

Lúc gặp lại, ông là một số không vô nghĩa –

Người mà họ biết đã không còn tồn tại nữa.

Ông tồn tại khi họ gặp nhau, 

ông biến mất khi nó kết thúc, khi ông bỏ đi.

Sau vài năm, họ quên đứt.

Họ nói với tình nhân mới rằng quá khứ thật tuyệt vời,

họ thích kiểu sống tùy hứng nhưng không 

để lại thù hận, hay ghen tị.

Và với sức mạnh, sự sáng suốt của người đàn ông

Nhân tình của họ chịu đựng được điều này, 

thậm chí họ còn mỉm cười. Họ còn 

vuốt tóc người tình nữa.

Họ biết ông ấy không còn tồn tại; 

nên không cần phải nghĩ chuyện hơn thua.

Thực ra, khó tìm người nào tốt hơn ông, 

một người vô cùng tế nhị. Thẳng thắn và cởi mở, khi chuyện trò.

Luôn nhiệt huyết, điều mà ai cũng có khi còn trẻ.

Ông thú nhận nỗi sợ hãi và ghét bỏ 

những tính xấu của mình.


Tôi ngồi nhìn ông tâm sự với lòng cảm thông.

Nếu tôi buồn hoặc giận, ông quan tâm, lắng nghe -

không phải cố gắng mà vì chia sẻ.

Tôi đoán, ông cũng đối xử với phụ nữ như vậy.

Nhưng khác ở chỗ, ông không bao giờ bỏ rơi bạn bè –

Đối với bạn, ông cố gắng đứng ngoài đời sống, nhìn vấn đề minh bạch –

Hôm nay, ông muốn ngồi, có nhiều điều muốn nói, 

muốn đi dạo trong đồng cỏ. Muốn gặp gỡ, 

nói chuyện về một người thân quen.


Ông đang thiết lập cuộc sống mới.

Mắt ông long lanh, không quan tâm đến ly cà phê.

Dẫu đang hoàng hôn, đối với ông, mặt trời đang bình minh

và cánh đồng tràn ngập nắng sớm màu hồng lung linh.

Trong khoảnh khắc này, ông chính là ông, 

không có bóng dáng người đàn bà nào mà ông đã từng ôm ấp.

Ông bước vào đời họ như bạn bước vào giấc mơ

bất luận nó kéo dài hay kết thúc.

Rồi khi trời sáng, bạn chẳng nhớ gì về giấc mơ, 

chẳng đọng lại gì cả.

------------------------------

Chú thích:

(1)Bài thơ “In the Café” của Louise Glück là một bài thơ văn xuôi khá dài. Nó có thể khiến bạn nghĩ rằng tác giả Louise Glück là một người diễn độc thoại (monologist). Những dòng thơ dài của Louise Glück không hẳn là độc thoại bởi nó không quá phức tạp, không gắt gỏng hay màu mè. Thay vào đó, chúng ta có một câu chuyện dài về một người đàn ông đa tình, một kẻ lãng mạn, biết hấp thụ một phần cuộc sống từ năng lượng của những phụ nữ mà ông ta quen rồi rời bỏ họ để tham gia cuộc phiêu lưu tiếp theo. Tác giả không giả vờ cố gắng làm cho điều này trở nên hấp dẫn như thơ và đưa ra phương pháp ngụy trang bài thơ văn xuôi bằng những ngắt dòng không đều đặn. Thơ dài của Louise Glück khiến người đọc lơ lửng trong những làn sóng rì rào của “Thuyết đạo đức tương đối” (Ethical Relativism – thuyết này cho rằng một hành vi nào đó có thể được coi là phù hợp đạo đức và có thể chấp nhận được là khi nó phản ánh được các chuẩn mực nhất định của nhóm xã hội đại diện. Chuẩn mực được thống nhất trong nhóm và hành vi điển hình của các đại biểu nhóm được sử dụng làm chuẩn mực cho những ai muốn trở thành thành viên của nhóm) và những điều không cam kết khiến bạn lo lắng - bị cuốn vào những đường viền được trang trí của sự khốn khổ của bạn.

(2). Text Available Here

(3). References:

     1. VNbiz

     2. Thevariable

     3. Core.ac

    



Không có nhận xét nào: