Lê Đức Thịnh
Viết cho bạn bè – trong đó
có một người đã từ biệt cõi đời, trước đó chúng tôi vẫn ngồi với nhau, góp nụ
cười cho thu.
Lê Đức Thịnh
Viết cho bạn bè – trong đó
có một người đã từ biệt cõi đời, trước đó chúng tôi vẫn ngồi với nhau, góp nụ
cười cho thu.
Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844 – 1900) là một triết gia người Đức. Ông bắt đầu sự nghiệp như là một nhà văn, viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, văn hóa đương thời, và triết học. Các tác phẩm của Nietzsche nổi bật với phong cách viết của ông, thường mang tính ẩn dụ (aphorism) và nhiều nghịch lý hơn là mức độ thông thường của các bài luận triết học.
Đi trên quốc lộ 20, đến khu vực cầu Đại Ninh (xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) có thể thấy bờ đập Đại Ninh hùng vĩ chắn nước sông Đa Nhim quay lưng ra quốc lộ. Một cống xả phun ra luồng nước trắng xóa cung cấp nước cho khu vực xung quanh. Còn hồ nước lớn thì dẫn nước về nhà máy điện Đa Nhim tại xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận qua các ống thủy áp bằng kim loại có thể nhìn cận cảnh khi qua đèo Sông Pha (quốc lộ 27). Hồ Đại Ninh có thể kết nối tuyến trekking Tà Năng - Phan Dũng và nhiều vị trí thưởng ngoạn ở các hướng đi khác với cảnh quan hùng vĩ, nguy hiểm nhưng tuyệt đẹp.
Trên một con đường ven lòng hồ Đại Ninh |
qua đèo Prenn |
Bài hát “I Started A Joke” của ban The Bee Gees, do thành viên Robin Gibb sáng tác, thu âm trong album Idea (1968). Bài này tôi nghe đã lâu nhưng vẫn luôn nghe lại bởi phần nhạc trầm lắng và phần ca từ đưa đến cho người nghe những ý nghĩa mới trong những trạng thái mới và mang đến đến cảm xúc khác lạ.
Ba anh em nhà Bee Gees |
Mộc Nhân
Trại sáng tác Đà Lạt tháng 10/ 2022
Trong bài thơ “Song of Myself” (Tự Khúc), Walt
Whitman - nhà thơ Mỹ, đã có những câu viết về cỏ thật hay:
“Tôi nghĩ đó là chiếc khăn tay của Chúa/ hay là một đứa trẻ được sinh ra từ thảm thực vật/ hay là thứ chữ tượng hình bất biến/ và giờ đây với tôi nó là mái tóc đẹp chưa cắt trên nấm mồ/ là chồi mầm bé nhỏ cho thấy sự thực là không có cái chết. Tất cả vươn ra bên ngoài, không thể tàn lụi/ và nếu có chết thì chúng khác với bất cứ điều gì chúng ta từng biết.” - Walt Whitman.
Mộc Nhân
Ga Đà Lạt (*) – trại sáng tác Đà Lạt, tháng 10/ 2022
“Love, that is fueled solely by feelings, will suddenly find
itself out of gas on a long road with no gas stations” (Tình yêu, thứ được cấp
nhiên liệu bởi cảm xúc, sẽ đột nhiên thấy mình hết xăng trên một con đường dài
không có trạm xăng) - Craig D. Lounsbrough.
Mộc Nhân
Trại sáng tác Đà Lạt - tháng 10/ 2022
Cầu Đất - Trạm Hành là hai địa danh gần nhau, thuộc Thành
phố Đà Lạt nằm trên đoạn cuối quốc lộ 20 nối liền Đà Lạt và thị trấn
D’Ran, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng ở độ cao trên 1.600 mét. Làng Cầu Đất trước
đây bao gồm cả Trạm Hành thuộc xã Xuân Trường; về sau, một phần của Cầu Đất
tách ra riêng thành địa giới hành chính cấp xã đặt tên là xã Trạm Hành.
LTS: Những ngọn núi. Rừng xanh. Bầu trời rộng lớn. Những không gian mở. Dù đó là núi hiểm trở hay núi trọc, bất luận hình dạng thế nào - chúng là nơi mê hoặc nhất hơn bất kỳ nơi nào khác mà tôi đã trải qua.
Mộc Nhân
Trại sáng tác Đà Lạt - tháng 10/ 2022
Ngày tôi leo núi
nỗi buồn đeo bám sau lưng tôi như chiếc ba lô
tôi thở ra những đám sương
nhưng vẫn leo
không để lại gì phía sau
không đánh dấu đường xuống
không có phiên bản của mình
Tản văn, Mộc Nhân
Trại sáng tác Đà Lạt - tháng 10/ 2022
Đà Lạt với tôi dường như có cái duyên nên tôi đến đây khá nhiều lần. Không kể những lần đi du lịch với gia đình hay đi với nhóm phượt thì những chuyến công tác lưu trú dài ngày tại thành phố này có thể đến gần chục lần trong nhiều năm gần đây.
Lê Đức Thịnh
Trại sáng tác Đà Lạt -
tháng 10/ 2022
1.
giá mùa đông có chiếc khăn mềm
tôi ước mơ màu Thiên Nga Đỏ
giật mình soi qua ô kính nhỏ
chân dung em phác họa từ sương
Lê Đức Thịnh
đường
đã dài
lại
tiếp một con đèo
rừng già mờ giấc mơ trên lá
bất chợt sau khúc cua ảnh hình lạ
màu khuya đen như đôi mắt mở to
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác: “This Leaf Had Eyes” của Simon Perchik
Đây là section thứ 5 trong chùm thơ "Five
Poems" (Năm bài thơ) trích từ tập “Hands Collected”
(2.000) của Simon Perchik. Bấm vào link gắn trong mỗi tựa để xem đầy đủ
bài và các chú thích.
sec (1): Weeklight
sec (2): With one hand, the world :Atlas
sec (3): Your breasts, little sister
sec (4): Across the Urals
sec (5): This leaf had eyes
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác: “Across The Urals” của Simon Perchik.
Đây là
section thứ 4 trong chùm thơ "Five Poems" (Năm bài thơ) trích từ
tập “Hands Collected” (2.000) của Simon Perchik. Bấm vào link gắn trong mỗi tựa để xem đầy đủ bài và các chú thích.
sec (1): Weeklight
sec (2): With one hand, the world :Atlas
sec (3): Your breasts, little sister
sec (4): Across the Urals
sec (5): This leaf had eyes
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác: "Weeklight" - by Simon Perchik – from "Five poems".
Đây là section thứ 1 trong chùm thơ "Five Poems" (Năm bài thơ) trích từ tập “Hands Collected” (2.000) của Simon Perchik. "Five Poems" gồm 5 section:
Mộc Nhân: Trong chuyến tham gia “Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật” tại Nhà Sáng tác Đà Lạt, tôi được gặp và giao lưu với nhà văn trẻ Lê Thị Lệ Hằng (Hằng Lê). Cô cùng đoàn các nhà biên kịch phim hoạt hình cũng đang tham gia "Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình" tại đây. Do có kết bạn facebook từ trước nên chúng tôi nhận ra, chào nhau và có cuộc chuyện trò khá thoải mái về văn học và dịch thuật. Lệ Hằng học chuyên văn Quốc Học Huế và sau đó học Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Hai phẩm chất văn chương và ngoại ngữ đã tạo nên tố chất của một cây bút chuyên nghiệp ở nhiều lĩnh vực: thơ ca, văn xuôi, dịch thuật, viết kịch bản phim… Tôi tặng Lệ Hằng cuốn sách “Aubade – Thơ Louise Glück, Nobel Văn chương 2020” và nhận được những cảm nhận của cô.
Hình cover của trang fb Hằng Lê |
Status dưới đây tôi chép lại từ Facebook tác giả - lưu tại trang cá nhân của mình như một kỷ niệm văn nghệ. Xin cảm ơn tác giả đã đón nhận tác phẩm và có lời.
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác "Your breasts, little sister” – by Simon Perchik.
Simon Perchik (1923 - 2022) là nhà thơ người Mỹ đã được Tạp chí Thư viện Hoa Kỳ mô tả "Nhà thơ vô danh được xuất bản rộng rãi nhất ở Mỹ" (The most widely published unknown poet in America). Ông học Đại học New York, hành nghề luật sư, cư trú tại East Hampton, New York. Thơ ông mang phong cách phi tự sự (Non-narrative), tính cá nhân (Personal) cao. Tác phẩm của Perchik đã xuất hiện trong hơn 30 cuốn sách, và được đăng tải trên nhiều tạp chí, trang mạng, diễn đàn online… Tập thơ “Hands Collected” (Những bàn tay nắm lại) của ông đã được lọt vào danh sách bình chọn cho Giải thưởng Sách Quốc gia về Thơ năm 2000. (Tham khảo nguồn)
* Nếu tôi không review điều gì về Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng và khu du lịch Tà Đùng (trên quốc lộ 28) tôi sẽ có lỗi với độ cao 1.982 mét đã tạo ra cảm hứng cho hành trình; tôi cũng có lỗi với 40 đảo nhỏ nằm trong lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 & 4 đã làm tầm nhìn của tôi được mãn nhãn; tôi cũng có lỗi với núi rừng, thung lũng, mây ngàn, mặt hồ, cỏ cây, vách đá, con đèo, vườn hoa, truyền thuyết... nơi cho tôi hiểu thêm về quê xứ dân tộc Châu Mạ trên Tây Nguyên... Và tôi cũng sẽ có lỗi với cảm xúc của mình khi đi qua Đăk Som, Đắk P'Lao/ huyện Đắk G'Long/ tỉnh Đắk Nông, nơi chỉ dấu địa lý cho Tà Đùng.
Kamand Kojouri là nhà thơ xứ Wales gốc Iran, cô sinh ra ở Tehran, lớn lên ở Dubai và Toronto, hiện sống ở Wales. Cô giảng dạy các hội thảo về viết sáng tạo với tư cách là ứng viên tiến sĩ tại Đại học Swansea, Vương quốc Anh. Cô có hai tập thơ nổi tiếng: “The Eternal Dance: Love Poetry and Prose” (Vũ điệu vĩnh cửu: Thơ và văn xuôi) xuất bản vào tháng 3 năm 2018 và tập thứ hai “God, Does Humanity Exist” (Chúa ơi, nhân loại có tồn tại) xuất bản vào tháng 3 năm 2020. (Nguồn tại đây)
Chân dung tác giả |
Nhạc Phạm Duy - thơ Trang Thế Hy - giọng hát Thái Thanh
Mộc Nhân
Nhà thờ Ka Đơn nằm ở
thôn Krăng Go 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt 40km,
trên quốc lộ 27 từ Finom xuống cây số 14, rẽ phải đi vào Ka Đơn khoảng 8km. Nhà
thờ này không nằm trên tuyến đường du lịch nên chỉ những người thích khám phá
giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc mới chịu khó lặn lội về đây, để ngắm
vẻ đẹp rất khác lạ của nó. Nhà thờ nằm trong khu rừng thông, một không gian mở,
không tường rào, không có những cánh cổng khóa.
Mộc Nhân
Trại sáng tác Đà Lạt - tháng 10/ 2022
1.
Tôi đã có một ngày trọn
vẹn thưởng thức đặc sản sương mù Thành phố Bảo Lộc: buổi sáng sương giăng mù mịt
khắp thành phố, trưa sương nhởn nhơ ẩn nấp trong lùm cây, buổi chiều sương nhảy
nhót trên triền đồi, tối sương phủ vây se lạnh trong giấc ngủ.
Lê Đức Thịnh
Trại sáng tác Đà Lạt - tháng 10/ 2022
Lần đầu tiên
anh đi qua cung đường
Đèo Chuối
xứ Đạ Huoai dưới
chân cao nguyên
những đàn gió
thổi hoang
tạt ngang triền đồi lở
Lê Đức Thịnh
Trại sáng tác Đà Lạt - tháng 10/ 2022
Đà Lạt ngày thác đổ
đêm nước réo chân đường
loanh quanh đèo vọng nhớ
nhìn nhau theo dấu sương
Lê Đức Thịnh
Trại sáng tác Đà Lạt - tháng 10/ 2022
Di Linh chiều mưa lai rai như giọt cafe màu bazan. Nơi đây có em trai tôi đến lập nghiệp từ thuở xe mở đường đi trước, di dân nối bước theo sau. Thấm thoắt 3 thế hệ đã lớn lên từ nơi này. Cơ nghiệp của gia đình em trải ra trên những đồi cafe với lá xanh, hoa trắng và mùa trái đỏ... thành vàng và đời sống sung túc. Đất đai thắm màu tình nghĩa, đùn lên những ký ức xưa cũ như một góc vườn được vun bồi. Trong tôi lại có những cảm xúc mới khi hiểu rằng, mặt đất ta giẫm dưới chân nhưng lại mở ra những miền đất. Chúc gia đình em an bình và hạnh phúc nơi xứ đất này.
Lê Đức Thịnh
Trại sáng tác Đà Lạt - tháng 10/ 2022
Tôi đi qua cung đường Đa Hoai – Đạ Tẻh
những núi đèo lạc lối Cát Tiên
dốc Ma Thiêng Lãnh nghe vọng âm từ hồi
ức
nhọc nhằn băng dốc Khỉ buông nụ cười an nhiên
Lê Đức Thịnh
Trại sáng tác Đà Lạt - tháng 10/ 2022
Chẳng còn gì
vướng víu trên tâm viên (*)
khi ta cởi
buông cho một cuộc viễn du
kể từ độ em dậy mùa thác lũ
Trong thông báo đăng trên trang Nobelprize.org chiều ngày 6-10, ủy ban trao giải đã công bố giải Nobel văn học năm 2022 được trao cho tác giả người Pháp Annie Ernaux "vì lòng dũng cảm và sự nhạy bén" mà bà đã dùng để khám phá ra "gốc rễ, sự ghẻ lạnh và những hạn chế chung của ký ức cá nhân" (for the courage and clinical acuity with which she uncovers the roots, estrangements and collective restraints of personal memory).
Lê Đức Thịnh
Cùng em dốc dài phố núi
nắng chiều chia bóng rừng thông
dắt tìm nơi mình trú ngụ
con đường quạnh quẽ hư không
“Dedication to Hunger” (Hiến dâng cho cơn đói) là bài thơ của Louise Glück (1), trích trong tập Descending Figure (Hình bóng phôi phai) do ECCO Press ấn hành năm 1980 (2). Bài thơ gồm 5 phần. Các tiêu đề của mỗi phần trong trình tự câu chuyện sẽ hướng dẫn người đọc một nhận thức được một cách rõ ràng về chuyện “Hiến dâng cho cơn đói”. Glück xoay quanh các vấn đề về gia đình, rối loạn tâm sinh lý, tuổi dậy thì, dục tính, nữ tính, bạo lực, bất lực trong phạm vi gia đình. Đó là một chấn thương, lầm lạc cần được nhận thức và nói ra. Bà đã làm được điều đó một cách mạnh mẽ, vượt qua chướng ngại… (3)