1. Tổng quan:
"Mười ba cách nhìn
chim đen" (Thirteen Ways of Looking at a Blackbird) là một bài thơ viết
theo phong cách thơ lập thể, in trong tập thơ đầu tiên của Wallace Stevens,
Harmonium (1917). Bài thơ bao gồm mười ba phần ngắn, riêng biệt, mỗi phần đều đề
cập đến loài chim đen theo một cách nào đó. Mặc dù kết cấu hình thức bài thơ lấy
cảm hứng từ haiku nhưng có thể nói là không có phần nào đáp ứng được yêu cầu
truyền thống của haiku. (Xem lại bài liên quan)
Wallace Stevens (1879 - 1955)
là một nhà thơ hiện đại người Mỹ. Ông sinh ra ở Reading, Pennsylvania, học tại
Harvard và sau đó là Đại học Luật New York. Ông dành phần lớn cuộc đời mình để
làm giám đốc điều hành cho một công ty bảo hiểm ở Hartford, Connecticut. Ông giành
được giải thưởng Pulitzer về Thơ vào năm 1955. Những bài thơ nổi tiếng nhất của
Stevens bao gồm "The Auroras of Autumn", "Anecdote of the
Jar", "Disillusion of Ten O'Clock", "The Emperor of
Ice-Cream", "The Idea of Order at Key West", "Sunday Morning","Snow Man”Thirteen Way of Looking at Blackbird". (Cre)
2. Về bài thơ:
Wallace Stevens coi trọng
cấu trúc ngôn ngữ trong nhiều bài thơ của mình. Trong trường hợp này, Stevens
đang thử nghiệm việc áp dụng động từ “to be” ở nhiều dạng và cách chia động từ
trong suốt 13 cantos (khổ thơ) của bài. Chim đen được hình dung trong mỗi một
tình huống khác nhau và được trình bày trong một ngữ cảnh ngữ pháp khác nhau ở
mỗi canto. Lúc thì chúng ta thấy phong cảnh mùa đông (cantos I, VI và XIII),
lúc thì liên tưởng một thế giới hình học lại trở thành siêu hình (IX), lúc thì
như một chuyện cổ tích (XI)…
Mối quan hệ giữa chủ
nghĩa tưởng tượng và chủ nghĩa lập thể trong bài thơ là điều thấy rõ. Thị giác
là phương thức tri giác chủ yếu. Nó giúp chuyển từ cảnh vật sang hình ảnh cụ thể
của con chim đen; chuyển từ thơ mộng sang tri giác; từ hậu cảnh sang tiền cảnh;
từ hình ảnh thực sang siêu hình. Stevens nhấn mạnh cốt lõi bài thơ: "Tưởng
tượng chính là giá trị" (Imagination as Value).
Bài thơ đã tạo ra các Hiệu
ứng văn hóa (Cultural influence) trong nghệ thuật, có thể kể ra:
* Nhiều tác phẩm âm nhạc
lấy tựa "Mười ba cách nhìn chim đen" bao gồm các tác giả: Lukas Foss
- nhà soạn nhạc Mỹ gốc Đức, James Tenney – nhà phê bình âm nhạc Mỹ, Louise
Talma – nhà soạn nhạc Mỹ, Jeff Davis – nhà soạn nhạc cho dàn hợp xướng, độc tấu
cello và tứ tấu bộ gõ, Charles Bestor –
nhà soạn nhạc viết cho Piano bản Sonata số 2…
* Ngoài ra, tiêu đề này
còn được diễn giải, cải biên trong các bài báo, trạng thái, album như: album nhạc
“Mười ba cách nhìn khi mất điện" (Thirteen Ways of Looking at a Blackout),
"Mười ba cách nhìn vào Goldberg" (Thirteen Ways of Looking at the
Goldberg)…và bất kỳ nơi nào khác, một chủ đề cụ thể dường như cần được xem xét
từ nhiều khía cạnh khác nhau thì người ta hay dùng cụm từ này: Thirteen Ways of
Looking at…
Bài thơ đã ảnh hưởng đến
các tác phẩm hư cấu bao gồm tiểu thuyết “Blackbird Days” (Những ngày chim đen)
- 1980 của Ken Chowder và tiểu thuyết “Thirteen Way of Looking” (Mười ba cách
nhìn) - 2015 của Colum McCann. (Tham khảo)
Ban nhạc The Beatles cũng có bài hát: "Blackbird" do Paul McCartney sáng tác và ghi âm trong "White Album" năm 1968. (Xem lại)
3. Bài thơ dịch:
MƯỜI BA CÁCH NHÌN CHIM ĐEN
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác:
Thirteen Ways of Looking at a Blackbird
by Wallace Stevens
I
Giữa hai mươi ngọn núi tuyết,
Vật duy nhất đang chuyển động
Là con mắt của chim đen.
II
Tôi có ba suy nghĩ,
Như cái cây
Có ba con chim đen trên đó
III
Con chim đen bay trong gió thu.
Đó là một phân cảnh trong vở kịch câm.
IV
Một đàn ông và một đàn bà
Là một.
Một đàn ông, một phụ nữ và một con chim đen
Là một.
V
Tôi không biết cái nào thích hơn
Vẻ đẹp của sự biến đổi
Hay vẻ đẹp của những dụ ngôn
Lúc chim đen cất tiếng hót
Hoặc chỉ sau đó.
VI
Những trụ băng lấp kín cửa sổ dài
Với chiếc ly rùng rợn
Cái bóng của chim đen
Bay qua bay lại
Dấu ấn
Chạm khắc trong bóng đêm
Một căn nguyên không thể giải mã.
VII
Hỡi những người đàn ông Haddam gầy
Tại sao bạn lại tưởng tượng ra những con chim vàng?
Bạn không nhìn thấy con chim đen
Quấn quít quanh đôi chân
Của những người phụ nữ liên quan tới bạn sao?
VIII
Tôi nhận ra những giọng nói cao quý
Và minh mẫn, nhịp điệu không thể nhầm lẫn
Nhưng tôi cũng biết
Con chim đen có dính dáng
Trong những gì tôi biết.
IX
Khi con chim đen bay khỏi tầm nhìn,
Nó đánh dấu các cạnh
Một trong số nhiều vòng kết nối.
X
Trong tầm nhìn của chim đen
Bay trong ánh đèn xanh,
Ngay cả những tiếng ồn ào của nhạc điện tử
Sẽ kêu gào thảm thiết.
XI
Anh ấy đã lái qua Connecticut
Trong một chiếc xe hơi bằng kính.
Từng có, một nỗi sợ hãi xuyên qua anh ấy,
Lúc đó anh ấy đã nhầm
Cái bóng của gói hành trang
Là chim đen.
XII
Dòng sông đang chuyển động.
Con chim đen chắc chắn là đang bay.
XIII
Buổi tối và mọi buổi trưa
Tuyết rơi
Và trời đang có tuyết
Con chim đen đậu
Trong nhánh cây tuyết tùng.
---------------
* Nguyên tác: Text Available Here
* More Reference: litchart.com
* Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét