Những bài thơ có tựa “Matins” và Vespers trong tập “The Wild Iris” (Ecco Press, 1992) của Louise Glück gợi cho chúng ta những cuộc trò chuyện với “Chúa”. Đây là những thuật ngữ Công Giáo biểu thị khoảng thời gian dành cho các buổi cầu nguyện sáng hoặc chiều.
Các tiêu đề được lặp lại
nhiều lần. Matins 7 lần và Vespers 9 lần cho ta cảm giác rằng các tiêu đề có ý
nghĩa ngoài nội dung của các bài thơ, chúng có thể cung cấp một khuôn khổ, gợi
ý một chủ đề, hoặc gợi chúng ta nhận ra vẻ đẹp và nhịp điệu của nó, như một nền
tảng cho bài diễn thuyết của bà.
Đa số các bài thơ này
mang đậm ý nghĩa về sự phát triển của vạn vật, nhận thức về sự sống – cái chết,
cách thể hiện tình yêu và sự thân thiết với người cha - đấng sáng tạo. Nhiều
bài thơ khác trong cuốn sách cũng liên quan đến những cuộc đối thoại khao khát
với một vị Thần qua đó nói lên diễn ngôn của con người. Trong các bài thơ của Glück,
các cuộc trò chuyện bắt nguồn từ thiên nhiên, vật chất và mối quan hệ của chúng
ta với Đấng Sáng tạo. Vì vậy, có lẽ đối với bà, những lời cầu nguyện buổi sáng
và buổi tối gói gọn các vấn đề trong ngày, đóng vai trò là sợi dây liên kết tâm
linh.
Bài thơ tôi chia sẻ dưới
đây là bài Matin thứ 7 trong tập “The Wild Iris” của Louise Glück. Riêng bài này, ngoài từ Matins, tác giả còn thêm một cụm từ
KINH SÁNG (Trong trạng thái nguyên vẹn)
Không đơn thuần chỉ là mặt trời
mà là trái đất cũng phát sáng
ngọn lửa trắng tỏa ra từ núi non lồ lộ
và con đường phẳng lì lung linh vào buổi sớm:
Có phải điều này chỉ dành cho chúng tôi,
để đem lại sự hồi đáp
hay là bạn (Chúa) khuấy động,
bất lực kiểm soát bản thân
trong sự hiện hữu của trái đất –
Tôi xấu hổ với điều tôi nghĩ
Rằng bạn (Chúa) đang xa chúng tôi,
liên quan đến chúng tôi như một thử nghiệm:
Điều đắng cay khi là con vật dùng một lần.
Bạn thân yêu, bạn cùng cảnh ngộ đáng thương
Cái làm bạn ngạc nhiên nhất nằm trong cảm xúc
sự lung linh của địa cầu hay niềm vui của bạn?
Đối với tôi
niềm vui luôn là sự kinh ngạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét