The Wild Iris (Diên vĩ hoang dã) là tập thơ của Louise Glück xuất bản năm 1992. Tập thơ này đã đưa tác giả đến Giải thưởng Pulitzer về Thơ (Pulitzer Prize for Poetry) và Giải thưởng William Carlos Williams của Hiệp hội Thơ của Hoa Kỳ (The Poetry Society of America's) vào năm 1993.
Tập thơ gồm các bài sau (những bài Mộc Nhân đã dịch và giới thiệu có gắn đường link - bấm vào để xem lại):
* The Wild Iris (Diên vĩ
hoang dã)
* Matins (Kinh sáng) –
có 7 bài cùng tựa:
* Trillium (Cỏ duyên linh)
* Lamium – Dã chi ma trắng
* Snowdrops (Hoa tuyết)
* Clear Morning (Buổi sáng
tinh khôi)
* Spring Snow (Tuyết xuân)
* End of Winter (Cuối đông)
* Scilla (Hoa Scilla)
* Retreating Wind (gió lặng)
* The Garden (Khu vườn)
* The Hawthorn Tree (Cây táo gai)
* Love in Moonlight (Tức cảnh dưới trăng)
* April (Tháng tư)
* Witchgrass (Cỏ dại/ cỏ phù thủy)
* The Jacob's Ladder (Chiếc
thang Jacob)
* Field Flowers (Đồng hoa)
* The Red Poppy (Anh
túc đỏ)
* Clover (Cỏ ba lá)
* Heaven and Earth (Thiên
đường và mặt đất)
* The Doorway (Ô cửa)
* Midsummer (Giữa hạ)
* Vespers (Kinh chiều): Gồm 10 bài cùng tựa/ để phân biệt các bài, tôi gắn thêm câu thơ đầu vào mỗi bài:
- Vespers 2 - Once I Believed in You
- Vespers 3 - In Your Extended Absence
- Vespers 4 - More Than You Love Me
- Vespers 5 - Your Voice Is Gone Now
- Vespers 6 - You Thought We Didn't Know
- Vespers 8 - I Know What You Planned
- Vespers 9 - I don't Wonder Where You are
- Vespers 10 - Even as you appeared to Moses
* Daisies (Hoa cúc)
* End of Summer (Cuối Hạ)
* Early Darkness (Chạng vạng)
* Harvest (Vụ mùa)
* The White Rose (Hoa hồng
trắng)
* Presque Isle (Thị trấn PresqueIsle)
* Retreating Light (Ánhsáng ẩn mình)
* Sunset (Hoàng hôn)
* Lullaby (Lời ru)
* The Silver Lily (Hoa li bạc)
* September Twilight (Hoàng
hôn Tháng Chín)
* The Gold Lily (Hoa li vàng)
* The White Lilies (Hoa li trắng).
***
Tuần báo Publishers
Weekly gọi đây là tập sách "đầy tham vọng và nguyên bản và ca ngợi sự kỳ lạ
mạnh mẽ, im lặng" của nó (ambitious and original and praised its powerful,
muted strangeness).
Hơn một nửa số bài thơ
trong tập đề cập đến mối quan hệ giữa trời và đất, hoặc người cha không thể
liên lạc được (unreachable father), hoặc tác giả nói bằng giọng nói của ông ấy.
Tác phẩm nguyên bản và đầy
tham vọng này bao gồm một loạt các bài thơ cùng tựa như “matins”, “vespers” hoặc
lấy tên các loài hoa, các mùa hoặc các thời điểm trong ngày… để mang đến cho bạn
đọc những đối thoại giữa con người và thần thánh.
Iris hoang dã là một cuốn sách có nhiều sáng tạo về ý tưởng và cảm xúc. Về cơ bản, nó bao gồm các cuộc đối thoại của "giọng nói" nào đó: có thể là Chúa, nhà thơ hoặc những bông hoa, cỏ cây trong khu vườn vào các thời điểm khác nhau. Trong đó, bông hoa/ cỏ cây tạo ra một loại đấu
trường/ sân khấu/ trọng tài cho cuộc tranh luận giữa hai nhân vật chính: nhà thơ và Chúa. Do đó, sự sống,
cái chết và sự phục sinh trong một khu vườn trở thành "mặt đất" (nơi chốn/ sân khấu) theo
nghĩa đen mà các "cuộc tranh luận" này diễn ra; đồng thời chúng cũng tích cực tham gia vào "thảo luận." Tuy
nhiên, cuộc đối thoại chủ đạo được diễn ra giữa thần thánh và nhân vật chính /
phản ảnh con người, và cuộc thảo luận / tranh luận / đối thoại này được nhấn
mạnh qua cấu trúc được chia đều cho hai "giọng
nói" trong mỗi tác phẩm. Bản thân "cuộc tranh luận" tập
trung vào sự bất khả thi của bất kỳ sự phục sinh nào ngoài cõi người, trần thế
như trong một khu vườn.
Những bài thơ trong Wild Iris có vẻ đẹp
tuyệt vời dù nó là lời than thở, nghi ngại hay ngợi ca cho chúng ta thấy những
điều thiêng liêng có thể mang lại cảm giác bình yên, niềm tin nhưng đôi khi cũng
bỏ chúng ta một mình cùng nỗi cô đơn.
Vì vậy, Gluck mong muốn
được nhận thức về một thế giới nơi bình yên “như ánh sáng chói lọi xuyên qua vòm cây
trơ trụi'' (like bright light through the bare tree) - The Doorway.
Trong một cuộc phỏng vấn
hơn hai mươi năm trước, Louise Gluck nói: Tôi cảm thấy sự cám dỗ của Cái thuần
chất (Absolute)
là một mối nguy hiểm; sự huyền bí, tính tâm linh sẽ khiến những bài thơ hay nhất của tôi sẽ xuất hiện; và theo một cách nào đó tôi phải viết ra chúng.
Tôi đã cố gắng tái hiện thế giới, điều bí ẩn, hướng của tôi là luôn đi về phía vĩnh hằng. Nó có quyền lực nắm giữ tôi: cái tuyệt đối, cái vĩnh cửu, cái bất biến - điều kiện không tồn tại trong thế giới vật chất. (trích: Descending Figure).
Trong tập tiểu luận thơ
ca: Proofs &
Theories, Gluck nhận xét: Sự thúc đẩy của thế kỷ chúng
ta đã xóa nhòa các giá trị thiêng liêng như một đối tượng của sự tôn kính. Đây dường như là
một sự từ chối ngầm đối với cái vĩnh hằng. Nhưng tôn giáo và những điều thiêng liêng là con đường, sự liên tục, không đứt
đoạn, bất biến, không thể tự duy trì trên vật chất
và tiến trình tự nhiên.
Tôi cho rằng đó là những
ám ảnh, khát khao, nghiệt ngã trong sáng tác đồ sộ của Gluck.
-----------
References:
3. Goodread.com
* Dịch và biên tập từ các nguồn bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét