Trong bài “The Jacob's Ladder” - trích tập thơ “Wild Iris” - Louise Glück (1), người nói là chiếc thang của Jacob, nói chuyện với một cái cây trong khu vườn người đàn bà. Cây tuyên bố rằng nó khao khát “hiểu biết về thiên đường” như đàn ông và phụ nữ ham muốn nhau.
Tác giả sử dụng hai câu hỏi tu từ để diễn đạt nỗi đau buồn trong mối liên hệ giữa thiên nhiên và cuộc sống. Câu đầu bài: “Bị chôn vùi trong đất/ bạn không khao khát lên thiên đàng sao?” và câu cuối bài: “Chẳng phải đó là điều/ mà nước mắt bạn muốn giãi bày sao?”.
Bà đặt những câu hỏi này
trong những ngữ cảnh đáng ngạc nhiên, chẳng hạn như nép mình trong lời độc thoại
từ một bông hoa, đột nhiên mang lại phẩm chất của con người trước thiên nhiên
hay siêu nhiên. Hai câu hỏi này câu thơ nép mình trong điểm nối giữa nội tại và
siêu việt, cái bên trong và cái bên ngoài, khớp nối giữa vĩnh cửu và nhất thời
khi chúng tìm kiếm điều khao khát thiêng liêng ngay trong đời sống của mình.
Các độc thoại và đối thoại trong bài: Hai câu đầu là lời chiếc thang nói với cây hoa trong vườn. Đoạn giữa là lời của cây. Đoạn cuối là lời của chiếc thang Jacob.
CHIẾC THANG JACOB (2)
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác:
The Jacob's Ladder – from “Wild Iris”, by Louise Glück (3)
Bị chôn vùi trong đất
bạn không khao khát lên thiên đàng sao?
Tôi sống ở khu vườn của một quý bà.
Xin hãy tha thứ cho tôi
lòng khao khát đã làm mất đi vẻ đẹp của tôi.
Tôi không phải những gì bạn muốn.
Nhưng giống như đàn ông và đàn bà
khát khao nhau, tôi cũng ước mong
hiểu biết về thiên đường –
Và giờ đây nỗi đau của bạn, một thân cây trần trụi
đang dần dần vươn ra bậu cửa sổ.
Cuối cùng thì sao? Một bông hoa nhỏ màu xanh
giống như một ngôi sao.
Không bao giờ rời khỏi mặt đất!
Chẳng phải đó là điều
mà nước mắt bạn muốn giãi bày sao?
---------------
* Chú thích:
(1). Tập thơ “Wild Iris” - Louise Glück.
(2). Jacob's Ladder (Thang Jacob): Bài thơ lấy cảm hứng từ
câu chuyện về giấc mơ của Gia-cốp trong Kinh Cựu Ước; Sáng Thế Ký 28: 10-17. Tóm
tắt chuyện: Tộc trưởng của người Israel là Abrahamic Jacob mơ thấy những thiên
thần đã sử dụng một cái thang để di chuyển giữa đất và trời. Giấc mơ tiếp tục với
cảnh Chúa đứng cạnh Jacob và hứa rằng Ngài sẽ trở lại để thực hiện tất cả những
gì mà Jacob nhìn thấy. Jacob tỉnh dậy với một niềm tin yêu mãnh liệt vào Thiên
Chúa. Giấc mơ của Jacob được xem như dấu hiệu sự đồng ý của Chúa đối với người
Do Thái. Tuy nhiên, chính bản thân chiếc thang đã thể hiện trí tưởng tượng của
công chúng về đường lên thiên đàng. Nó đưa ra cái nhìn độc đáo trong hình dung
của con người về một biểu tượng có khả năng thể hiện cảm xúc và hy vọng và mang
tính ẩn dụ để giải thích hành trình của một linh hồn sau khi chết. Một số học
giả Do Thái Giáo tin rằng nơi mà Jacob ngủ là nơi đặt đền thờ Jerusalem và chiếc
thang đại diện đại diện cho lời cầu nguyện và hy sinh củng cố mối liên hệ giữa
Thiên Chúa và Israel. Đối với Kito Giáo, chiếc thang đại diện cho Chúa Jesus trong sự liên kết giữa đất (con chiên) và trời (thiên đường). Những chiếc thang không phải bao giờ xuất
hiện với hình dáng là chiếc thang, đôi khi nó cách điệu để biểu hiện sự thay đổi
của trạng thái và khoảng cách.
(3). Text Available Here
-----------
Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét