Bài thơ “Clover” (trích tập thơ “Wild Iris”, Louise Glück) là lời của “Cỏ ba lá” nói với con người - ở đây là phê phán sự giả dối của con người. Một mặt họ xem cỏ là “dấu hiệu của phước lành”; một mặt họ xem chúng “chỉ là loài cỏ dại/ thứ cần nhổ tận gốc” với mục đích “để cho khu vườn sạch sẽ?”. Cỏ hiểu được điều đó nên không hề trách móc “phận cỏ cây”. Đứng trước điều này, cỏ nhận ra hai giọng điệu từ con người: “một là từ tâm hồn” (yêu cỏ dại) “một là hành động từ bàn tay” (nhổ cỏ, tiêu diệt cỏ dại) – hai giọng này hoàn toàn mâu thuẫn với nhau.
Cũng như nhiều bài thơ
khác trong tập “Wild Iris”, Louise Glück diễn đạt thâm trầm những thao thức của
linh hồn, những câu hỏi về siêu nhiên, những hình ảnh bình thường trở thành ẩn
dụ, dụ ngôn nhắc nhở ý nghĩa trong đời sống hàng ngày. Điều này mới đọc qua có
thể có cảm thấy nó đơn giản, không có gì mới lạ nhưng ngẫm kỹ sẽ thấy nó phức tạp,
sâu sắc, đòi hỏi người đọc phải có kinh nghiệm sống, biết quan sát cuộc sống, cỏ
cây dễ dàng nhận diện tứ thơ và ẩn nghĩa bên trong.
CỎ BA LÁ
Nguyên tác: "Clover" - from “Wild Iris”, by Louise Glück
Cái gì phân tán chúng tôi
Các người gọi đó là dấu hiệu của phước lành
Dẫu vậy, dường như chúng tôi chỉ là loài cỏ dại,
thứ cần nhổ tận gốc –
theo logic nào các người giữ lại
một tua dây leo
của loài cây mà các người muốn tiêu diệt?
Bất kỳ nơi nào
chúng tôi hiện diện mạnh mẽ,
sẽ không được nhân lên
phải chăng vì để cho khu vườn sạch sẽ?
Các người nên tự hỏi mình những câu hỏi này
đừng hỏi chúng tôi, những nạn nhân
các người nên biết điều đó
khi đứng giữa chúng tôi mà vênh váo
Tôi nghe được hai giọng nói,
một là tâm hồn bạn
một là hành động từ bàn tay bạn
--------------------
Nguyên tác:
Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét