Bài
thơ này cũng như nhiều bài khác trong tập “The Wild Iris” là một cuộc trò chuyện
giữa cỏ cây, thế giới tự nhiên và thượng đế hoặc ngược lại.
Hầu hết
các trò chuyện – dù ngôi thứ nhất là ai - đều nói về bản chất của đau khổ. Nhà
thơ, tiếng nói của con người, lên tiếng chống lại điều này. Nhưng ở đây, Louise Glück
không chỉ quan tâm đến nỗi đau khổ cá nhân (ẩn chứa sâu bên trong) mà mượn lời
Chúa để lý giải hoặc biện minh cho điều đó.
Các thực
thể đối thoại trong thơ Louise Glück mang đến một góc nhìn khác hơn cho con người.
“End
Of Summer” (Cuối hè) của Louise Glück là lời của Mùa hè (cũng có thể là lời
Chúa), ngôi thứ nhất xưng “tôi”, nói với con người về sự phù phiếm, nhỏ bé của
con người giữa trần thế. Họ bị vây phủ bởi những thứ rỗng tuếch, hào nhoáng,
trước mắt, ngắn ngủi, nó chỉ là “thiên đường trống vắng phản chiếu trên mặt đất”
(emptiness of heaven mirrored on earth) mà không nhận ra thứ ánh sáng tinh khôi,
phi vật chất từ thiên đường thực sự.
CUỐI HÈ
Mộc Nhân dịch (1)
Nguyên tác: “End Of Summer”, from “The Wild Iris”, by Louise
Glück (2)
Sau khi mọi chuyện xảy đến với tôi,
Sự rỗng tuếch đã xuất hiện.
Có một giới hạn cho sự niềm vui, tôi nhận ra hình tướng
Tôi không giống bạn ở điều này
Tôi không thoát xác trong hình hài khác,
Tôi không có nhu cầu trú ngụ ngoài bản thể
Để mà quảng bá
những sáng tạo từ cảm hứng đáng thương của mình
Bạn là thứ giải trí, cuối cùng, chỉ là phù phiếm
Bạn quá nhỏ bé cũng như tôi
Rốt lại là để làm mình hài lòng.
Và thật kiên quyết – bạn muốn
trả giá cho sự phai nhạt của mình
tất cả sự trả đó là một vài phần của trần thế
vài lưu niệm, khi bạn được tặng thưởng công lao,
Người ghi chép được trả công bằng bạc,
Người chăn chiên được trả bằng lúa mạch,
Dù trái đất không trường tồn,
Không có những thứ vật chất nhỏ bé này
Nếu mở mắt ra, bạn sẽ thấy tôi,
Bạn sẽ thấy thiên đường trống vắng phản chiếu trên mặt đất,
Đất đai lại hoang phế, không sự sống, phủ đầy tuyết –
Rồi ánh sáng tinh khôi
không còn ngụy trang dưới dạng vật chất.
---------------------------
(1). Nguồn nguyên tác: tại đây
(2). Bản dịch các bài thơ trong “The Wild Iris”: tại đây
(3). Một tiểu luận về Louise Glück
Tham khảo 1: theguardian
Tham khảo 2. jamesreview
* Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét