Bài thơ “Bats” (Những con Dơi), trong tập “A Village Life” của Louise Glück (1) là bài thơ văn xuôi, bà mượn lời độc thoại của Dơi để nói về cách quan sát thế giới. Trải nghiệm của Dơi (qua lời tác giả) đúc kết từ đời sống về đêm – dù có nhiều giới hạn và ít tín hiệu nhưng bằng cách nhìn thấu thị, nó có thể di chuyển, kiếm sống dễ dàng.
Mở rộng nội hàm, điều này có thể là một ẩn dụ về thiền định - khi nhắm mắt, tập trung, người thiền nhận ra một thứ ánh sáng từ bên trong giúp họ nhận thức thế giới. Độc thoại của
Dơi cũng là thông điệp hướng tới con người.
Về hình thức văn bản (2), trong nguyên tác đây là bài thơ văn xuôi, không tách
dòng phân đoạn. Tuy nhiên trong bản dịch, tôi tách ra thành đoạn để dễ theo dõi,
mong bạn không phê phán điều này.
***
CON DƠI
(3)
Mộc Nhân
dịch
“Có hai
cách nhìn: cách nhìn vật chất, nhìn bằng thị giác; khác với cái nhìn vượt ra
ngoài vật chất, điều này sẽ thu nhận kết quả phi vật chất.
Người ta
chế nhạo bóng tối, từ chối những cõi mà họ không biết: bóng tối đầy rẫy chướng
ngại, nhưng vẫn có thể mang đến những nhận thức sâu sắc khi phạm vi hạn hẹp và
ít tín hiệu.
Đêm đã
khiến chúng tôi tập trung suy nghĩ hơn, mặc dù giản đơn hơn suy nghĩ của bạn.
Bản ngã
làm con người bị giam cầm trong quan
sát, con đường bạn không thể nhìn thấy, nó nằm ngoài tầm mắt.
Các triết
gia gọi là via negativa (4): để tạo
ra một nơi cho ánh sáng rọi chiếu, những thiền sư nhắm mắt định tâm - ánh sáng
theo cách mà họ tìm kiếm sẽ tiêu diệt thực thể vật chất.
-----------------
Chú
thích:
(1). Tập thơ “A Village Life” của Louise Glück, cập nhật tại đây
(2). Bản Anh ngữ: Text Available Here
(3). Trong tập thơ này, Louise Glück có hai bài thơ cùng tựa “Bats”. Bài thứ 2 tại đây.
(4). Via Negativa: là một cụm từ tiếng Latin (negativa có nghĩa là phủ định), ban đầu được sử dụng trong Thần học Cơ đốc giáo để giải thích sự tồn tại của Chúa bằng cách tập trung vào những gì bên ngoài Ngài. Tức là con người không thể áp dụng các phẩm chất và thuộc tính vật chất cho Ngài theo cách mô tả hoặc khẳng định nào đó (phủ định mọi diễn giải). Via negativa trình bày Chúa là "bất khả tư nghị", con người không thể diễn tả bằng lời.
Thuật ngữ này áp dụng trong triết học, tập trung vào những gì thuộc về siêu hình, ảo diệu, không thể định tính định lượng hoặc nhận biết bằng phương tiện vật chất.
Trong Phật học, Đạo giáo, Thiền học, khái niệm này (có thể) tương đương với Đạo, Tuệ Bát-nhã, Giác trí tuệ (discernment)... để nhận thức, giác ngộ trong cái "vô" (nothing)...
Để chú thích cho thuật ngữ "Via Negativa", tôi đã tham khảo các tài liệu sau:
1. Wealest.com
2. Alevelphilosophyandreligion.com
3. Dictionary
4. Công giáo VietNam.net
* References: The Paris Review
Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét