Những trích dẫn từ Erik Pevernagie
Mộc Nhân lược dịch
Erik Pevernagie (sinh 1939) là một họa sĩ đương đại người Bỉ. Ông có cuộc triển lãm
được tổ chức tại nhiều địa điểm trên toàn thế giới: New York, Berlin, Düsseldorf, Amsterdam, Luân
Đôn, Brussels...
Caption's this Picture by Erik Pevernagie:
"Had silence become so heavy and unbearable"
(Sự im lặng trở nên quá nặng nề và không thể chịu đựng)
Ông
sinh ra và lớn lên ở Brussels - nơi có sự kết hợp và giao thoa giữa hai nền văn
hoá (Latin và Đức). Sau khi nghiên cứu sâu rộng về di sản văn hoá của
Anglo-Saxon và Đức, ông trở thành Thạc sĩ Ngữ văn Đức tại Trường Đại học Tự Do
(Free Univeristy – Brussels) vào năm 1961. Sau đó ông lấy bằng nghiên cứu sinh
tại Trường Đại học Cambridge (Vương Quốc Anh) và trở thành Giáo sư tại Trường Đại
học Erasmus.
Erik
Pevernagie muốn trở thành một nhân chứng cho thời đại của chúng ta. Ông quan
sát thế giới và muốn đưa bằng chứng lên tranh. Ông vẽ những thứ ông quan sát thấy
hàng ngày và cho chúng ta thấy chúng khắc sâu vào tâm trí của ông thế nào. Ông
miêu tả cách chúng phản ứng trong mê cung trí tưởng tượng của mình. Người họa
sĩ này minh họa cho chúng ta thấy ông trải nghiệm với mọi vật/mọi việc trong
môi trường của chúng. Các trải nghiệm này hầu hết không được diễn tả một cách
hiện thực. Thay vào đó, ông yêu thích cách trình bày bố cục hình học và đường kẻ.
Đối
với ông, nghệ thuật được nhìn nhận là một hoạt động xã hội. Ông coi một tác phẩm
nghệ thuật như là một cầu nối, một mối liên kết. Nó mang lại các phản ứng tương
tác mang tính xã hội. Nó tạo ra xúc cảm. Hơn thế nữa nghệ thuật còn có sức mạnh
kích thích trí tuệ và trí tưởng tượng của con người.
***
Những
quotes sau đây là nội dung mà Erik Pevernagie thuyết minh về các tác phẩm hội họa của
mình.
1.
“Chúng ta là những gì mà chúng ta nhớ. Nếu mất trí nhớ,
chúng ta sẽ đánh mất danh tính của mình cùng sự tích lũy kinh nghiệm của cá
nhân. Khi chúng ta bước xuống con đường ký ức, nó có thể là vô thức, tự nguyện,
lựa chọn, mãnh liệt hoặc đôi khi là miễn cưỡng. Bằng cách đi theo dòng ý thức của
mình, chúng ta tìm kiếm thời gian và những thứ đã mất trong quá khứ.
Một số hồi tưởng
trở thành điểm neo đậu để chúng ta có thể mở rộng ra những nhận thức mới.
Lưu giữ ký ức
có thể là một bài tập lành mạnh. Tuy nhiên chúng ta nên cẩn thận với những thao
tác đối với bộ nhớ của mình khi dính vào những thứ làm khổ mình; nó khiến chúng
ta có thể bị cám dỗ để nghiền ngẫm nuối tiếc: đáng lẽ phải có… có thể có… hoặc
phải chi…
Khi chúng ta bước
xuống con đường ký ức, chúng ta học hỏi từ quá khứ và chọn cho hiện tại những
nguyên tắc cơ bản, nó có thể hữu hiệu cho tương lai.
Đôi khi chúng
ta cảm thấy mình đang bỏ lỡ, có thể là do chúng ta quên tham chiếu quá khứ, hoặc
không chú ý dòng chảy của nó trong tương quan với hiện tồn.
Trích: "Đi xuống con đường ký ức" (Walking down the memory lane) - Erik Pevernagie.
"Cuộc
sống là nắm bắt sự kỳ diệu của khoảnh khắc, nó mang lại sức mạnh truyền cảm hứng
để tiến tới một thế giới của sự sáng suốt và hiểu biết."
Trích: “Chờ những mảnh rời rơi đúng chỗ” (Waiting for the pieces to fall into place) -
3. “Tình yêu có
thể kết tinh mọi thứ. Khi tình yêu ở trong không khí, cơn mưa buồn có thể trở
thành một trận tuyết lở tuyệt vời của những viên kim cương lung linh. Những hạt
mưa được biến thành một trận lũ pha lê lấp lánh. Sức mạnh của tình yêu có thể
biến mưa thành muôn vàn lăng kính lấp lánh. Sự quyến rũ về mặt tinh thần của
tình yêu và ảo tưởng vô biên, được khơi dậy bởi một cảm xúc trỗi dậy sâu sắc,
có thể thay đổi bất kỳ sự việc bình thường nào thành một chuyến đi rực rỡ, lung
linh.
Trích: "Sự
kết tinh dưới một chiếc ô" (Crystallization
under an umbrella) - Erik Pevernagie
4. “Mọi người
chết vì thiếu sự sẻ chia đồng cảm và tình thân ái. Bằng cách thiết lập mối quan
hệ xã hội, chúng ta mang đến hy vọng một cơ hội và người khác có thể trở thành
thiên đường.
Trích: “Bầu trời
ở bên kia” (Le ciel c'est l'autre) - Erik Pevernagie
5. “Một khoảnh khắc thoáng qua có thể trở thành vĩnh cửu. Từ một cuộc gặp gỡ bất chợt trong quá khứ, mọi thứ có thể biến mất trong ngục tối lãng quên. Tuy nhiên, một vài tia chớp hoặc sự lấp lánh vô tình có thể tồn tại. Một số chi tiết phi vật chất có thể vẫn còn ghi dấu trong trí nhớ của chúng ta, mãi mãi. Một cái nhìn quan trọng, một màu sắc nổi bật hoặc một cử chỉ không lường trước được có thể tồn tại, khắc sâu trong tâm trí chúng ta.
Trích: "Cô
gái mặc áo xanh" (Girl in
blue) – Erik Pevernagie
“Nhẹ
nhõm hay nặng nề đều liên quan đến triết lý sống. Chúng là những lựa chọn trong
cuộc sống. Nặng nề có thể là hiện thân của tinh thần trách nhiệm, biểu hiện của
sự trưởng thành, là kết quả của thiền định sâu sắc hoặc là hiện thân của việc
tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Tuy nhiên, nặng nề cũng có thể dẫn đến cảm giác bị
áp bức, khi nó được coi như một gánh nặng, một gánh nặng không thể chịu đựng được.
Sau đó, thời gian đã trôi qua và mọi thứ cuối cùng có thể mất đi lực hấp dẫn của
chúng.
Trích: "Sự nặng nề không thể chịu đựng được" (The unbearable heaviness of being) -
“Một
số người dường như không đồng bộ trong các mối quan hệ của họ. Họ cảm thấy bị
áp bức, bởi vì họ không thể cùng nhau tiến về phía trước và ở cùng một tốc độ.
Suy nghĩ của họ thường không phù hợp, động lực của họ khác nhau. Điện thoại có
thể là một trung gian, vì nó tạo ấn tượng trở thành một người bạn hoàn hảo đáng
tin cậy. Tuy nhiên, cuối cùng, nó gây ra cảm giác cô lập, vì nó chia rẽ nhiều
hơn là hợp nhất. Cuối cùng nó dường như không phải là một người bạn tốt như vậy
mà chỉ là một người bạn ma.
Trích: “Không
có ai gọi tôi” (Kein Schwein ruft mich an) - Erik Pevernagie
8. “Chúng ta có
thể tự hỏi điều gì đang diễn ra đằng sau mỗi ý nghĩ và điều gì xảy đến trong
tâm trạng của những người sống trên bờ vực của sự cô lập và thiếu thốn tình cảm.
Họ thuộc về những người bị ruồng bỏ trong cuộc sống: bị ruồng bỏ cảm xúc, bị tước
đoạt giao tiếp thể xác hoặc ngôn ngữ và cuối cùng là im lặng.
Trích: "Tại
sao anh ấy không hỏi?" (Why
didn't he ask?) - by Erik Pevernagie
“Chúng
ta có thể cho hạnh phúc một cơ hội: hạnh phúc là thứ có thể học được. Cuộc sống
là sự lựa chọn và hạnh phúc là vấn đề cốt lõi, lắng nghe và nhìn nhận những điều
đúng đắn đằng sau những vẻ ngoài. Đó là vấn đề tìm kiếm, phân biệt thứ xứng
đáng hay không phù hợp, sự kết nối và xa cách, sự ấm áp và lạnh lùng, ánh sáng
và bóng mờ. Hạnh phúc là tiềm năng may mắn để lèo lái nhanh chóng dọc theo những
vách đá của sự vô định, tránh những trở ngại của lòng tự ái và tự phụ.
Trích: "Hạnh phúc thổi trong gió” (Happiness blowing in the wind) - by
1. “We are what we
remember. If we lose our memory, we lose our identity and our identity is the
accumulation of our experiences. When we walk down the memory lane, it can be
unconsciously, willingly, selectively, impetuously or sometimes grudgingly. By
following our stream of consciousness we look for lost time and things past.
Some reminiscences become anchor points that can take another scope with the
wisdom of hindsight.
From:
"Walking down the memory lane" - Erik Pevernagie
2. "Life is about
capturing the magic of the moment that gives the inspiring power to forge ahead
into a world of insight and understanding."
From: "Waiting for the pieces to fall into place" -
“Love can crystallize things. When love is in
the air, distressing rain can become a wonderful avalanche of shimmering
diamonds. Raindrops are transformed into a flood of sparkling crystal pearls.
The power of love can convert rain into a multitude of glittering prisms. The
mental seduction of love and a boundless illusion, inflamed by a profound
uprising emotion, can change any ordinary incident into a radiant, luminous
voyage.
From: "Crystallization under an umbrella" -
4. “People die from lack of shared empathy and affinity. By
establishing social connectedness, we give hope a chance and the other can
become heaven.
From: "Le ciel c'est l'autre" -
5. “A fleeting moment can become an
eternity. From a past encounter everything may disappear in the dungeon of
forgetfulness. A few furtive flashes or innocent twinkles can survive, though.
Some immaterial details may remain marked in our memory, forever. A significant
look, a salient colour or a unforeseen gesture may abide, indelibly engraved in
our mind.
From: "Girl in blue” - Erik Pevernagie
6. “Lightness and weightiness are both
linked to a philosophy of life. They are choices in life. Heaviness can be the
embodiment of a sense of responsibility, the expression of maturity, the result
of profound meditation or the emanation of a search for meaning in life.
Weightiness, however, may also lead to a feeling of oppression, when it is felt
as a burden, an unbearable burden. Then time has come to let loose and things
can finally lose their gravity.
From: "The unbearable heaviness of being" -
7. “Some seem to be desynchronized in their
relationships. They feel oppressed, because they cannot move forward together
and at the same pace. Their thinking is often incongruent, their motivation
disparate. The phone could be a mediator, as it creates an impression to be a
perfect reliable friend. However, in the end, it causes rather a sense of
isolation, since it divides more than it unites. Eventually it appears not to
be such a good friend but only a ghost friend.
Trích: "Kein Schwein ruft mich an" -
8. “We may wonder what is going on in the
back of the mind and what betides in the mood of some people who live on the
edge of isolation and emotional poverty. They belong to life’s outcasts:
deserted by affection, deprived of physical or lingual contact and finally
reduced to silence.
From: "Why didn't he ask?" - by Erik
Pevernagie
9. “We can give happiness a chance:
happiness is learnable. Life is a choice and happiness is a question of
focusing, hearing and seeing the right things behind the appearances. It is a matter
of finding out, differencing worthiness and irrelevance, connectedness and
distantness, warmth and aloofness, brightness and dimness. Happiness is the
lucky potential to steer friskily along the cliffs of the unknown avoiding the
obstacles of narcissism and conceit.
From: "Happiness blowing in the wind" - by
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét