Lê Đức Thịnh
Thu Bồn bên nớ bên tê
sáng qua cầu sắt
chiều về đò ngang
đất đai màu lá mênh mang
giữa biền dâu
nhớ lũng ngàn ngày xưa
Lê Đức Thịnh
Thu Bồn bên nớ bên tê
sáng qua cầu sắt
chiều về đò ngang
đất đai màu lá mênh mang
giữa biền dâu
nhớ lũng ngàn ngày xưa
Nguyên tác Pháp ngữ: POÈME À MON FRÈRE BLANC (Bài thơ gởi người anh em da trắng) của Léopold-Sédar Senghor (tham khảo)
Bản Anh ngữ: WHO IS COLORED
Bản Việt ngữ: AI DA MÀU
Khi sinh ra, tôi đen
Khi lớn lên, tôi đen
Khi đi dưới mặt trời, tôi đen
Khi sợ hãi, tôi đen
Khi ốm đau, tôi đen
Và khi chết, tôi cũng đen
Lê Đức Thịnh
Bên tháp cổ
mạch nhịp của tôi mạnh hơn
dường như có nhiều điều không thể dừng lại
tôi viết vài câu trên vỏ cây như nhập đồng
dù biết rằng nó sẽ chôn vào hư ảnh
Lê Đức Thịnh
Trong chùm thơ 3
bài đăng trên Tạp chí “NON NƯỚC” số tháng 4/ 2023
Trước mắt tôi là vuông cửa sổ và cốc trà đen
nhìn về phía xa mọi thứ thật rõ ràng
bình minh đang chằm chặp vào khuôn mặt
soi những rãnh nhăn trên lớp da tích mỡ
mắt tôi thấu thị như một quả cầu pha lê
có thể nhìn thấy điều gì đó sẽ xảy ra tiếp theo.
Lê Đức Thịnh
Trong chùm thơ 3 bài đăng trên Tạp chí “NON NƯỚC” số tháng 4/ 2023
Đêm trở gió
giá mà có một giọt mưa
trong giấc ngủ tôi thấy đám mây băng qua đồi
vỡ ra vài giọt long lanh như mắt tình nhân
thời gian chảy qua đốm đèn xanh
Cũng như các bài thơ khác trong tập “The Wild Iris” của Louise Glück, bài thơ “September Twinlight” là lời của Chúa, hóa thân thành “Hoàng Hôn Tháng Chín”, nói với con người. Lời của Chúa thể hiện sự mệt mỏi khi chăn dắt đám con chiên sống hỗn độn, dễ mắc sai lầm, hay thỏa hiệp với nhau vì lợi ích trước mắt. Chúa có thể dễ dàng xóa sổ họ như ném đi tờ giấy nháp nhưng người vẫn mở lòng tha thứ và luôn có cái nhìn thương cảm.
Cũng như nhiều
bài thơ trong tập “The Wild Iris” của Louise Glück, bài “Retreating Light” (Ánh sáng ẩn mình) này
được viết bằng giọng nói của Chúa. Hình ảnh Chúa hóa thân thành “Ánh sáng” nói với con người, ví như “những đứa trẻ” (1).
Bài thơ này là một ký ức của tác giả ở Presque Isle, nơi này bà cùng gia đình đã đến trong một dịp nào đó. Nó khiến tôi nhớ đến câu nói của nhà thơ Mỹ, Nelson Bentley: “Ký ức tái hồi là những bài thơ đòi hỏi được viết ra” (Recurring memories are poems, asking to be written).
Một cảnh đẹp tại khu nghỉ dưỡng Presque Isle Hình ảnh trên trang quảng bá du lịch của Presque Isle |
Trong bài thơ này, cây hoa Ipomoea (1) là người nói. Độc thoại của nó (đại từ “I” – tôi, con) hướng đến một người nghe không xác định (đại từ “You”). Tuy nhiên trong mạch chuyện cũng như toàn bộ tập thơ “The Wild Iris”, chúng ta ngầm hiểu lời thoại của cây hướng đến Chúa (bản dịch: người hoặc cha…).
một cây thuộc loài Ipomoea |
Dì tôi, em gái út của mẹ, Giáo hữu Đỗ Hương Sơn, Dòng tu Giải thoát Cao Đài Đại Đạo, đã quy liễu vào ngày 27 - 2 năm Quý Mão. Tang lễ được tổ chức tại Thánh Thất Quảng Hoà, Đại Lộc.
Tôi lưu lại vài dòng nơi đây để tưởng nhớ và biết ơn Dì - vì tuổi thơ của chúng tôi gắn với Dì, nhất là trong những ngày cơ cực nhất của đời sống gia đình tôi.
Trong cuốn tiểu luận American Originality (2017), Louise Glück viết: “Thơ tồn tại bởi vì nó ám ảnh và nó ám ảnh bởi vì nó song hành với những bí ẩn hoàn toàn sâu sắc và trong sáng; không được thể hiện đầy đủ, không thể giải thích hoàn toàn, không thể nào luận bàn rốt ráo” (Poetry survives because it haunts and it haunts because it is simultaneously utterly clear and deeply mysterious; because it cannot be entirely accounted for, it cannot be exhausted).
Bài thơ “Only a
Dad” (Chỉ có cha) của Edgar Albert Guest (1) thể hiện lòng tôn kính của
tác giả về sự hy sinh của cha mình. Tác giả tả và kể về người cha sẵn sàng làm mọi thứ
hàng ngày để cải thiện cuộc sống của các con mình. Ông làm việc nhiều
giờ mỗi ngày, vất vả với mức lương tối thiểu, khước từ những ham muốn cá nhân để mang lại
hạnh phúc cho con. Chủ đề của bài thơ này là tình phụ tử và sự lòng vị tha (2).
Mộc Nhân
Thưa Ba
siêu cõi thiên thu
dốc đời con/ tuổi cũng lu mờ ngày
đi qua đi lại cơn say
thế gian lung lạc phơi bày nhiễu nhương
Mộc Nhân
Cây vạn tuế này do ba tôi trồng trong vườn nhà, chắc khoảng 30 năm tuổi. Tán lá vạn tuế một hoặc vài năm mới trổ một lần. Cây thường trổ lá trong khoảng thời gian từ trọng xuân đến mạnh hạ. Năm nay, nó xòe lá ra một cách kỳ diệu, trong vài tuần lễ trước kỷ niệm lần thứ 3, ngày mất của ông.
Bài “Vespers, I know what you planned” là một trong 10 bài cùng tựa “Vespers” trong tập “The Wild Iris” (1992) của Louise Glück. Những bài này là những độc thoại của người nói hướng đến Chúa, theo một phong cách ngôn ngữ đặc biệt, pha trộn giữa sự đơn giản thanh tao và súc tích khiến nó vừa có vẻ rắn rỏi vừa ma quái. Khi đặt lời nói ấy trong những trạng thái kịch tính dẫu nhẹ nhàng hay nghiêm khắc vẫn rất tích cực, kích thích nhu cầu được lắng nghe.
Trong bài thơ này, người nói độc thoại hướng đến Chúa (You) trong một sự kiện chưa diễn ra, đó là Ngày Tái lâm (Parousia). Lời thoại trong bài này ít gay gắt hơn các bài "Vesper" tôi đã dịch và luận trước, nhưng cơ bản vẫn là trách móc Chúa ít quan tâm đến hạnh phúc con người, bỏ rơi con người. Dẫu vậy loài người và cỏ cây vẫn sống, sinh - diệt
Bức tranh: Tôn giáo nguyên thủy (Original Religious) của họa sĩ người Gruzia, Kakha Bakhtadze |
Bài "Vespers" này (1) trích trong tập thơ "The Wild Iris", của Louise Glück (2)
KINH CHIỀU/ NGƯỜI ĐÃ ĐẾN VỚI MOSES
Mộc Nhân dịch
Nguyên tác: "Vespers/ Even as you appeared to Moses" (3)
Ngay cả khi người đã đến với Moses,
Nhưng vì con cần người, xin người hãy hiện ra với con
Mộc Nhân
Một chiều được quên ngồi chờ tình nhân" (Trịnh Công Sơn)
Trong giấc mơ
tôi nói lời tạm biệt và rời đi
đi đâu và tại sao
tôi không biết và cũng không định trước
* Bài này trích trong tập thơ "The Wild Iris", của Louise Glück
Vài lưu ý như đã nói ở những bài "Vespers" trước: (a) Tựa Vespers nghĩa là Kinh chiều nhưng những bài này không phải là lời kinh hay cầu nguyện mà chỉ là những đối thoại hay độc thoại giữa con người với Chúa. Nội dung lời thoại thường là trách móc, than vãn, cảnh báo.. xoay quanh mối quan hệ giữa người với thánh thần. (b) Do tựa "Vespers" được sử dụng đến 10 lần trong tập thơ nên tôi kết hợp với câu thơ đầu tiên của mỗi bài để phân biệt chúng. (c) Để hiểu bài này, mời bạn đọc tài liệu theo link có trong chú thích số (1) bên dưới.
Di sản âm nhạc của Carpenter - Kỷ niệm 40 năm ngày mất Karen Carpenter (1983-2023)
Phim tài liệu, sách nghiên cứu, đêm nhạc chủ đề, album phòng thu …. Đó là những dự án quan trọng nhất trong số các sinh hoạt kỷ niệm 40 năm ngày giỗ của Karen Carpenter. Với góc nhìn trìu mến lạc quan, đa số các dự án này kể cả các buổi hòa nhạc đều được lên chương trình vào đầu tháng Ba nhân dịp sinh nhật của Karen (1950-1983), thay vì tháng Hai vào ngày nữ danh ca đột ngột qua đời.
Ba mươi năm qua, tôi vẫn luôn nghe bài này. Tôi chỉ biết nói nó tuyệt diệu, giai điệu đẹp, lời như thơ, hòa âm đơn giản, giọng ca trầm ấm. Chắc chắn trên thế giới có nhiều tình khúc hay nhưng tôi vẫn thích nghe nó như một "Bài hát 8-3".
***
"They Long to Be Close to You" (thường gọi tắt Close to you) là bài hát do hai nhạc sĩ Mỹ Burt Bacharach và Hal David sáng tác năm 1963. Ca khúc được nhiều nghệ sĩ thu âm trước đó nhưng nó chỉ thực sự trở nên nổi tiếng khi ban song ca hai anh em nhà Carpenters thu âm cho album phòng thu thứ hai Close to You vào năm 1970.
Bài
thơ này cũng như nhiều bài khác trong tập “The Wild Iris” là một cuộc trò chuyện
giữa cỏ cây, thế giới tự nhiên và thượng đế hoặc ngược lại.
Hầu hết
các trò chuyện – dù ngôi thứ nhất là ai - đều nói về bản chất của đau khổ. Nhà
thơ, tiếng nói của con người, lên tiếng chống lại điều này. Nhưng ở đây, Louise Glück
không chỉ quan tâm đến nỗi đau khổ cá nhân (ẩn chứa sâu bên trong) mà mượn lời
Chúa để lý giải hoặc biện minh cho điều đó.
Tôi nghĩ rằng trong bài "Harvest" (Vụ mùa), từ tập thơ “The Wild Iris” của Louise Glück, tác giả đã mượn lời của thiên nhiên, có thể là siêu nhiên (thần thánh, Chúa trời) để nói với con người (You), gợi ý cho chúng ta khám phá mối quan hệ giữa đất và người, thiên đàng và trần gian, cây trái mùa vụ trong mối quan hệ với cuộc sống…
Pic: Nguyễn Ngọc - trên trang fb tác giả |
Bài thơ “The White Rose” (Hoa hồng trắng), trích trong tập “The Wild Iris” của Louise Glück là lời của Hoa hồng trắng. Hoa nói với con người (đại từ “You” – người, bạn) về đời sống ngắn ngủi, mong manh của mình trong khu vườn.
Mộc Nhân - A Prose Poem, for Internation Woman's Day - 8/3
Pic: nghệ sĩ Huỳnh Hà - Hội An |
Khi đám sương bao phủ khu vườn vào sáng sớm và những cơn mưa nhỏ buổi sáng xuất hiện, mùa đông đã lui vào giấc ngủ của nó. Mọi thứ mở ra hay khép lại đều đầy xúc cảm và gợi: “Mùa đông là bức tượng đá/ Mùa xuân là tranh màu nước/ Mùa hè là bức sơn mài”.
Mộc Nhân - về tập thơ “Vuốt nếp gấp thời gian” của Hải Điểu
Tôi thực sự ấn tượng với
một em gái có mái tóc dài thứ nhì khu vực miền Trung ☺☺☺, sinh
ra và lớn lên ở xứ trung du, có cái tên miền biển mà quá nửa đời gắn bó với miền
sơn cước, lại chọn cho mình cái nick sang chảnh vườn tược: Lan
Phong Bạch.
Tôi tự hỏi, có điều gì kết nối các chỉ dấu ấy không?
Lê Đức Thịnh
tháng Ba có cơn rét lạc
em choàng thêm chiếc áo lanh
che kín nỗi niềm se sắt
sau lần vải nhăn phong phanh
Mộc Nhân - Ngày giỗ Mẹ: mồng 7 tháng 2 âm lịch.
Vườn xưa màu lá thôi phai
cỏ cây sừng sững qua ngày liêu xiêu
ráng vàng chao bước xế chiều
dấu chân vườn tược trổ điều tri ân
Cũng như nhiều bài cùng tựa “Vespers” (Kinh chiều) khác trong tập thơ “The Wild Iris” của Louise Glück, trong bài thơ này (1), tác giả - người nói (đại từ “I” – tôi, con) dùng lời độc thoại hướng đến Chúa (đại từ “You” – Cha, Người). Nội dung lời thoại có ý trách Chúa đã bỏ mặc, khước từ, không còn nghe lời cầu xin của con người; thậm chí là coi khinh con người, tước bỏ sự sống mọi vật.
Mộc Nhân
1. MỘT NỖI ĐAU RIÊNG –
tiểu thuyết Kenzaburo Oe (1)
Tôi vừa đọc xong tác phẩm “Một Nỗi Đau Riêng” (A Personal Matter) của Kenzaburo Oe – nhà văn Nhật Bản, Nobel Văn chương 1994. Cuốn tiểu thuyết này cũng chính là câu chuyện về nỗi đau của gia đình ông.