28/5/23

2.781. A WARNING – Heinrich Heine

   Đây là một bài thơ mang nội dung chính trị của Heinrich Heine. Muốn hiểu bài thơ này phải có những kiến thức tối thiểu về Chủ nghĩa Dân tộc Đức thế kỷ XIX. Nội dung bài thơ là "Một cảnh báo" liên quan đến việc ngăn cấm các cuốn sách phản đối Chủ nghĩa Dân tộc Đức thế kỷ XIX. Về sau, điều này đã xảy ra trong sự kiện đốt sách lớn nhất ở Quảng trường Berlin vào ngày 10/ 5/ 1933. (1)


MỘT CẢNH BÁO

Mộc Nhân dịch 

từ bản Anh ngữ: "A Warning" - Heinrich Heine


Bạn sẽ in những cuốn sách như thế này chứ?

Thế thì bạn lạc lối, bạn tôi ơi, đó là điều chắc chắn.

Nếu bạn muốn có vàng và danh dự,

Hãy viết từ tốn – hãy cúi đầu uốn gối! (2)

 

Vâng, bạn phải mất lý trí

Bạn báo trước mọi người,

Đủ can đảm nói với các nhà thuyết giáo

Và những kẻ mạnh, những hoàng tử!

 

Bạn này, bạn bị lạc lối, nên chỉ thấy:

Các hoàng tử có cánh tay dài,

Và các nhà thuyết giáo có lưỡi dài,

Và quần chúng có đôi tai dài!

 

 Chú thích:

(1)Đây là một bài thơ mang nội dung chính trị của Heinrich Heine. Muốn hiểu bài thơ này phải có những kiến thức tối thiểu về Chủ nghĩa Dân tộc Đức thế kỷ XIX. Đây là một ý tưởng chính trị liên dân tộc. Những người theo chủ nghĩa này ban đầu tìm cách thống nhất tất cả các dân tộc Đức vào một quốc gia duy nhất được gọi là Großdeutschland (Liên Đức). Chủ nghĩa dân tộc là một ý thức hệ vừa mang tính hàn lâm lý thuyết vừa là một phong trào đấu tranh mang tính thực tiễn rất cao. Đặc điểm lớn nhất của chủ nghĩa dân tộc là cổ súy, ủng hộ quá trình ra đời và phát triển của các nhà nước dựa trên cơ sở có chung một nguồn gốc nhân chủng, truyền thống văn hóa, phạm vi lãnh thổ, phương tiện giao tiếp và phương thức tổ chức cộng đồng. Nếu xét trên phương diện này, chủ nghĩa dân tộc Đức giữa thế kỷ XIX có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và đóng góp vào quá trình giải quyết vấn đề nước Đức trong những năm 1848–1871. Chủ nghĩa Liên Đức có ảnh hưởng lớn trong nền chính trị Đức vào thế kỷ thứ 19 với việc thống nhất nước Đức khi Đế quốc Đức được tuyên bố là một quốc gia vào năm 1871, đi theo ý thức hệ vị chủng (đề cao dân tộc Đức) và phân biệt chủng tộc, và cuối cùng dẫn đến chính sách đối ngoại Heim ins Reich (thâu tóm đất đai vào đế chế Đức) - được theo đuổi bởi phát xít Đức dưới thời Adolf Hitler từ năm 1938. Đây là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự bùng nổ của thế chiến II.

  Heinrich Heine cùng nhiều trí thức khác lên tiếng cảnh báo về điều đó trong nhiều bài thơ, phát biểu, tiểu luận… Ông có câu nổi tiếng “những kẻ đốt sách cuối cùng sẽ đốt luôn nhân dân” (Those who burn books will in the end burn people). Đây là một trong những cụm từ được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử hiện đại – nhất là trong ngữ cảnh lịch sử thế kỷ 19 của người Do Thái - Đức. Thật là thú vị khi đây chỉ là câu nói mà Heine chỉ muốn nhắc đến việc cuốn kinh Koran bị Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha thu hồi để xóa bỏ ảnh hưởng của đạo Hồi trên bán đảo Iberia, trung tâm chính của văn hóa đạo Hồi trung cổ. Đến thời Hitler, câu này như một cảnh báo thành hiện thực.

(2). Trong bài thơ có nói về việc xuất bản các cuốn sách là lạc hướng hàm ý những cuốn sách của các tác giả chống lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đức trước sau sẽ bị đốt cháy. Cảnh báo ấy đã xảy ra. Đặc biệt vào ngày 10/ 5/ 1933, trong sự kiện đốt sách lớn nhất ở Quảng trường Berlin: sách của Heine, cùng tác phẩm của Thomas Mann, Ernest Hemingway, Erich Kastner, Karl Marx và nhiều tác giả "không phải người Đức" khác, cũng bị đốt cháy. 

Thơ trữ tình của Heine rất được yêu thích ở Đức nhưng đương thời và cả dưới thời Đức Quốc Xã, nó xuất hiện trong các tuyển tập dưới tên Vô danh (Unknow).

(3). Nguyên tác Anh ngữ từ nguồn: Allpoetry.com

------------

References:

1. College Cengage

2. Wikipedia

3. Tạp chí khoa học ĐH Huế

4. Tiểu sử tác giả

5. Trang thơ Heinrich Heine

* Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân




Không có nhận xét nào: