4/7/24

3.196. BÊN KIA NHỮNG NGỌN NÚI

        Mộc Nhân 


Bên kia những ngọn núi

cỏ cây đang đợi tôi

nơi định mệnh nằm trong sự tĩnh lặng sâu thẳm của đất

ở đó tôi sẽ tìm thấy kho báu

là tình yêu vĩnh cửu trú ngụ trong những cánh rừng

3/7/24

3.195. BẰNG AM

 Lê Đức Thịnh

“Những ngọn núi là tượng đài bất diệt của trái đất” (Mountains are earth’s undecaying monuments) – Nathaniel Hawthorne.

 


bình minh nhìn chằm chặp vào khuôn mặt

khi chúng tôi lên đỉnh dốc Bằng Am

trước mắt là mây và vách đá

nhìn xuống là những bãi bồi Đại Hồng

quốc lộ và cầu Hà Nha như cây thước gác qua dòng Vu Gia

3.194. MỤC ĐỒNG

    Mộc Nhân

Trong hầu hết các tự điển tiếng Việt đều giải nghĩa “mục đồng” là trẻ chăn trâu bò (mục: trâu bò, rộng hơn là gia súc; đồng: đứa trẻ); có sách còn chua thêm rành rẽ: đây là từ cũ, hay dùng trong văn chương. Ngày nay, người ta hay gọi vui là “trẻ trâu”; về nghĩa là tương đồng tuy nhiên ba từ này khác nhau về sắc thái ý nghĩa: (a) mục đồng: mang sắc thái trang trọng; (b) trẻ chăn trâu: mang sắc thái bình thường, trung tính; (c) trẻ trâu: mang sắc thái suồng sả, coi thường, diễu cợt – có khi là vui đùa. Tùy theo ngữ cảnh hay sân si hoặc nhã hứng mà người ta tùy nghi nhả chữ.



2/7/24

3.193. THANH TỊNH

   Trích chương XVII – Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh

Tôi quen Thanh Tịnh từ hồi làm Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, 30B. Tôi tuyển một số truyện ngắn của ông trong tập Quê mẹ. Ông cứ cám ơn tôi mãi về chuyện này. (Năm 1982, Thanh Tịnh tặng tôi tập thơ của ông. Ông ghi lời đề tặng: “Kính tặng anh Nguyễn Đăng Mạnh quý mến với lòng biết ơn chân thành”). Thực ra đó là do chất lượng các tác phẩm của ông. Tôi rất thích tập truyện Quê mẹ. Ông viết rất hay về những người đàn bà nhà quê hiền lành, chất phác ở một vùng sông nước miền Trung. Văn của ông thường ẩn dấu một nụ cười hóm hỉnh kín đáo và rất nhân hậu.


1/7/24

3.192. NHÀ VĂN VÀ CHUYỆN ĐI BỘ

          Mộc Nhân 

Bài đã đăng trên Tc Đất Quảng số 235, tháng 7/2024

Dường như càng ngày càng có nhiều người chọn/ xem việc đi bộ, chạy bộ là một cách để thư giãn và cải thiện sức khỏe. Vậy, riêng với các nhà văn, liệu việc đi bộ có ảnh hưởng, tác động gì đến hoạt động sáng tác nói chung và chất lượng sáng tạo tác phẩm nói riêng hay không? Đây có vẻ là một câu hỏi hơi kỳ khôi nhưng lại khá thú vị.