Mộc Nhân
danh sách trang
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TẠP CHÍ
- MN - 2011
- MN - 2012
- MN - 2013
- MN - 2014
- MN - 2015
- MN - 2016
- MN - 2017
- MN - 2018. A
- MN - 2018. B
- MN - 2019. A
- MN - 2019. B
- MN - 2020. A
- MN - 2020. B
- MN - 2021.A
- MN - 2021.B
- MN - 2022. A
- MN - 2022. B
- MN - 2023.A
- MN - 2023.B
- MN - 2024.A
- MN - 2024.B
- MN - 2025.A
- HÌNH ẢNH
- DANH MỤC WEB
- QUOTES
31/10/20
1.896. LÃO GIÀ DỐT VĂN (Phần 2)
1.895. EM KHÔNG THỂ QUÊN NHỮNG CHỖ NGỒI VẮNG BẠN
Mộc Nhân
Lũ đã qua mong em đừng khóc
dù loài người gây cuồng nộ rưng rưng
cơm gạo ngày mai còn vài chén cầm chừng
ngôi nhà nhỏ liêu xiêu bên sườn đồi xao động.
29/10/20
1.894. KÍNH VIỄN VỌNG - TELESCOPE
Bản dịch: Mộc Nhân
Cũng như nhiều bài thơ khác của Louise Glück, ý nghĩa bài thơ nằm ở chuỗi hành động của chủ thể trữ tình thể hiện qua sự kết hợp các cụm từ nói lên suy nghĩ và logic đi đến kết luận. Ngôi thứ hai (you) được sử dụng tổng cộng mười hai lần trong bài thơ. Riêng trong khổ thơ đầu tiên, nó xảy ra năm lần cùng với bốn lần trong hai dòng đầu tiên và một lần cho mỗi khổ thơ còn lại. Sự bối rối trong những dòng mở đầu tạo lập sự tham gia của người đọc vào bối cảnh hư cấu của câu chuyện cho đến khi chúng ta bắt gặp hình ảnh rõ nét của bầu trời đêm ở cuối khổ thơ đầu tiên, chúng ta bị cuốn hút vào bài thơ.
26/10/20
1.893. THU HOẠCH - THRESHING
Nguyên tác: Threshing - Louise Glück, A Village Life (Farrar, Straus, and Giroux, 2009)
Bản dịch: Mộc Nhân
“A Village Life” của Louise Gluck là một tập thơ có ngôn từ đẹp đến ám ảnh, trầm mặc. Toàn bộ tập thơ có một giọng điệu xuyên suốt: ý tưởng cảm thấy mệt mỏi khi ở một nơi nhất định cũng như khái niệm về việc khám phá và tìm hiểu bản thân của một người trong trạng thái bức bí. Hình ảnh thơ không phải lúc nào cũng gợi lên cảm xúc vui vẻ từ người đọc, nhưng chúng hoạt động theo một cách khác với hình ảnh trong tác phẩm của các nhà thơ khác.
1.893. CUỘC ĐỜI MỚI - VITA NOVA (2)
Nguyên tác: "Vita Nova" của Louise Glück – Trong tập thơ Vita Nova, HarperCollins Publishers Inc, 1999.
Bản dich: Mộc Nhân
Vita Nova là cụm từ gốc Ý (La Vita Nuova - Cuộc đời mới). Louise Glück có 2 bài thơ cùng nhan đề Vita Nova đều viết về sự sống và cái chết. Glück tiếp cận chủ đề cái chết (kết thúc) bằng sự khéo léo, ý nhị. Những bài thơ ấy đã chứng minh rằng bà hoàn toàn có thể biến cách diễn đạt bình thường trở thành thi ca qua âm điệu tưởng chừng tự nhiên nhưng thật đáng kinh ngạc.
25/10/20
1.892. CUỘC ĐỜI MỚI - VITA NOVA (1)
Nguyên tác: "Vita Nova" - Louise Glück, Vita Nova (Ecco, 1999)
Bản dịch: Mộc Nhân
Vita Nova là cụm từ gốc Ý (La Vita Nuova - Cuộc đời mới) - nhan đề một tác phẩm văn học của Dante Alighieri viết trong các năm 1283 – 1293. Đây là một tác phẩm về tình yêu viết theo phong cách Prosimetrum (thơ kết hợp với văn xuôi) - tác phẩm văn học đầu tiên sáng tác bằng tiếng Ý. Louise Glück có 2 bài thơ cùng nhan đề Vita Nova đều viết về sự sống và cái chết. Glück tiếp cận chủ đề cái chết bằng sự khéo léo, ý nhị.
1.891. HOA LY VÀNG - THE GOLD LILY
Nguyên tác: “The Gold Lily” - Louise Glück, The Wild Iris (1992)
Bản dịch: Mộc
Nhân
“The Gold Lily” của Louise Glück là bài thơ áp chót trong tập thơ thứ sáu của bà - The Wild Iris (1992). Tập thơ Glück đã nhận được Giải thưởng Pulitzer năm 1993. Wild Iris bao gồm những bài thơ một phần được lấy cảm hứng từ niềm đam mê làm vườn của Glück nên có nhiều bài lấy hình tượng các loài hoa và cây. Trong tập The Wild Iris, bà thường thể hiện 3 giọng nói của các nhân vật trữ tình: tiếng của hoa nói với người, người nói với Chúa và Chúa nói với con người. Trong bài "The Gold Lily", bông hoa nói với con người hoặc có thể với Chúa về cái chết của mình. Trong tình huống đó, nó yêu cầu được cứu bởi người đã nuôi trồng nó, nhưng con người bất lực.
24/10/20
1.890. HOA LY BẠC - THE SILVER LILY
1.889. HOA LY TRẮNG - THE WHITE LILIES
Nguyên tác: "The White Lilies" - Louise Gluck, The Wild Iris (Ecco, 1992)
Bản dịch: Mộc Nhân
Hoa Lily - Lilies (Tiếng Việt là hoa Ly, Bách hợp, Huệ tây, thuộc họ Loa kèn, có hương thơm đặc trưng, có nhiều loại với các màu sắc khác nhau). Hoa Ly trắng biểu tượng cho vẻ đẹp, kiêu hãnh, sự trinh trắng và đức hạnh. Trong Kinh Thánh, Lily trắng được nhắc đến bằng dụ ngôn "vị tông đồ khoác áo choàng trắng hy vọng". Bài thơ của Louise Gluck có tựa nói về hoa Lily, không miêu tả nó cụ thể mà chỉ gợi tả qua vẻ đẹp: như chiếc giường đầy sao nằm giữa khu vườn (a bed of stars), không khí đầy mùi thơm của hoa (scented air). Vẻ đẹp của Lily trắng có sức quyến rũ khiến người làm vườn nấn ná không muốn trở về dù đêm lạnh đang xuống. Họ cũng sợ đến lúc hoa sẽ tàn phai (terror: it could all end) và lúc đó sẽ không còn gì nữa. Tất cả sẽ vô ích dù vấn vương, đê mê như thuốc phiện. Louise Gluck có 3 bài thơ về hoa Ly: Ly trắng, Ly bạc, Ly vàng. Chủ đề của 3 bài đều nói về vẻ đẹp và sự tàn phai (sự sống và cái chết). Chỉ có những ai hiểu được điều đó mới biết cách “giải thoát khỏi sự hào nhoáng” (to release its splendor).
23/10/20
1.888. KẺ DIỄN THUYẾT KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY
Nguyên tác: "The Untrustworthy Speaker" - Louise Glück, from Ararat (HarperCollins Publishers – 1990).
Bản dịch: Mộc Nhân
“Đừng nghe tôi; trái tim tôi đã tan vỡ ” Louise Glück
bắt đầu bài thơ bằng lời nói thốt lên từ
trong sâu thẳm trái tim. Giọng thơ của Glück bắt giữ, gắn kết, mang
đến cho những bài thơ “độ bền nghịch lý” (paradoxical durability) về
“sự tiết lộ trung thực của lòng chân thành”. "The Untrustworthy Speaker" là một tự truyện về “niềm tin cá nhân” (personal
conviction) qua đó nhà thơ “cố gắng thoát khỏi cái tôi đang bị giam cầm” (strives
to be free of the imprisoning self).
Thơ của Glück nhìn theo góc độ tự sự Kinh Thánh đã thực hành một hình thức diễn giải văn bản tương ứng với truyền thống của người Do Thái: “quá trình đọc là một hoạt động diễn giải với trí óc sáng tạo ”(“a reading process, an interpretive activity, [and] a creative cast of mind”). Tiếp theo, nếu đọc Glück với tư cách là một “nghệ sĩ”, nhà thơ của “nhân chứng” ta sẽ thấy những bài thơ đã tạo ra tính chân thực thông qua “lời tường thuật không đáng tin cậy”.
22/10/20
1.887. NHỮNG CÂY DU - ELMS
Nguyên tác: "ELMS" - Louise Gluck - “The First Four Books of Poems” - HarperCollins Publishers (1995)
Bản dịch: Mộc Nhân
Tôi tin rằng với bài thơ này, Glück truyền đi nỗi đau khi chứng kiến cách con người thay đổi tự nhiên. Đọc bài thơ, ta hình dung ra một câu chuyện: có lẽ tác giả đã dành một ngày ở một xưởng gỗ hoặc nơi chế tác đồ gỗ nào đó để tận mắt chứng kiến cách cây cối được tạo tác thành những hình dạng “hoàn hảo” hơn. Có lẽ bà đã tự hỏi tại sao mọi người lại mong muốn thay đổi hình dạng ban đầu của tự nhiên? Và bà đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của chính mình, nhận ra "nỗi buồn cay đắng" cho cả nhân loại khi con người không phân biệt được nhu cầu từ ham muốn (need from desire) giờ đây con người đã vượt quá nhu cầu của mình và mọi thứ trở thành ham muốn (dục vọng) nhiều hơn so với sự cần thiết.
1.886. TUYẾT ĐẦU - FIRST SNOW
Nguyên tác: FIRST SNOW - Louise Glück (Firstborn - New American Library, 1968)
bản dịch Mộc Nhân
“First Snow” là bài thơ ngắn của Louise Glück nhưng thể hiện khá rõ một số điều thuộc về thi pháp caesura mà bạn khó bỏ qua. Đầu tiên là sự giản dị. Chuyện dường như chẳng có gì nhưng cách diễn đạt bằng những dòng thơ với độ dài và ngắt nhịp (caesura) khác nhau tựa như hơi thở mệt mỏi, không đều của người mẹ. Tác giả sử dụng caesura ở giữa các dòng, lặp lại caesura để thể hiện sự kiệt sức của người mẹ, thậm chí cả sự thất vọng của bà.
Từ cuối cùng của bài thơ là “im lặng” (silence). Không có từ nào sau nó, không có gì thay đổi sự im lặng, không có gì - khi bài thơ được đọc to – tạo ra âm thanh. Như thể giấc ngủ và tuyết đầu mùa ảnh hưởng đến nhân vật trữ tình trong bài thơ. Hơn nữa, khi đọc dòng này phải đọc khá nhanh: không có caesura, không có khoảng dừng, bạn tăng tốc độ về phía khoảng lặng và sau đó đột ngột dừng lại như thể khoảng trống không được lấp đầy cũng đại diện cho sự im lặng và cái không gian trống rỗng của nó nó được cảm nhận sâu sắc hơn. Và như tôi đã chia sẻ về thơ Louise Glück ở mấy bài trước – thơ bà gợi cho người đọc cảm nhận cách kể những câu chuyện chứ không phải bản thân câu chuyện.
21/10/20
1.885. TRƯỚC BÃO - BEFORE THE STORM
“Before The Storm” là một bài thơ tiêu biểu của Glück:
giọng điệu nhẹ nhàng, gần như trầm tĩnh, cách thể hiện sắc nét nhưng giản dị; báo
trước trạng thái bất an nhưng vẫn đầy niềm hi vọng. Điều làm cho nó khác với các bài thơ khác của bà là hai chủ thể “tôi” và “bạn” ít nhiều vắng mặt; trên thực tế, chủ thể trữ tình ẩn mặt nhưng nhận thức được hiện thực nên đã tạo nên sự gần gũi trong bài thơ.
1.884. DIÊN VĨ HOANG DÃ - IRIS
Nguyên tác: THE WILD IRIS by Louise Glück, "The Wild Iris" (1993)
Bản dich: Mộc Nhân
Hoa diên vĩ - Tranh của Vincent Van Gogh |
Bài thơ "The Wild Iris" là lời của hoa diên vĩ hoang dại. Ba khổ thơ đầu là kí ức về nỗi khổ với niềm hy vọng rằng sự tận cùng chết chóc, chôn vùi đã vượt qua được viết bằng những dòng thơ mạnh mẽ, đầy nhịp điệu, gập ghềnh. Sự thật được cảm nhận bằng chính hình tượng làm cho giọng nói của hoa diên vĩ trở nên đáng tin cậy và chân thực. Từ khổ thơ thứ tư trở đi, giọng của hoa Iris chuyển sang thể hiện một nhận thức: Thật hãi hùng khi tồn tại, biết mình bị chôn vùi trong lòng đất tối tăm. Iris có ý thức, có cảm xúc, có kí ức và còn nhiều hơn thế; gần như là con người. Iris có một linh hồn nhưng không thể cất lời.
20/10/20
1.883. YOU'VE GOT A FRIEND - Carole King
"You've Got a Friend" là sáng tác của nữ ca sĩ người Mỹ Carole King (1971) và được đưa vào album Tapestry của cô. Một phiên bản nổi tiếng khác do nam ca sĩ James Taylor cover trong album Mud Slide Slim and the Blue Horizon của anh được phát hành dưới dạng đĩa đơn cùng năm; phiên bản này đạt vị trí số 1 trên Billboard Hot 100 và vị trí thứ 4 trên Bảng xếp hạng đĩa đơn của Vương quốc Anh và cả 2 bản đều giành giải Grammy: Taylor nhận giải "Giọng ca nhạc pop nam xuất sắc nhất" và Carole King nhận giải "Bài hát của năm". Hàng chục nghệ sĩ khác đã thu âm bài hát trong những năm qua, bao gồm Dusty Springfield, Michael Jackson, Anne Murray và Donny Hathaway…
1.882. KỶ NIỆM - ANNIVERSARY
Nguyên tác: "Anniversary", Louise Glück, from Meadowlands (1996).
Bản dịch: Mộc Nhân
19/10/20
1.881. FOR WHOM THE BELL TOLLS by Down John
John Donne (1572 - 1631) là nhà thơ Anh thuộc trường phái siêu hình, tác giả của thơ sonnet, thơ tình, bi ca và những lời thuyết giáo nổi tiếng, là một trong những nhà thơ lớn của Anh thế kỉ XVII. Bài thơ “For Whom The Bell Tolls” (Chuông nguyện hồn ai) của Down John thực ra là một đoạn thuyết giáo (Sermon) nổi tiếng, nó đã gợi cảm hứng cho nhiều văn nghệ sĩ sáng tác hoặc dùng làm nhan đề cho sáng tác của mình như:
- Tiểu thuyết “For Whom The Bell Tolls” của nhà văn Mỹ Ernest
Hemingway
- Bài hát “For Whom The Bell Tolls” của ban nhạc Úc lừng danh
Bee Gees
- Game show TV “For Whom The Bell Tolls” của Nhật Bản…
1.880. ALL THOSE YEARS AGO - The Beatles
18/10/20
1.879. HÔN NHÂN - MARRIAGE
Nguyên tác: “Marriage” - Louise Glück - Published in the print edition New Yorker of the October 22, 2007, issue.
Bản dịch: Mộc Nhân
Giọng điệu, hình thức và cấu trúc tạo nên xương sống trong tác phẩm của Louise Glück. Bà cảm thấy các bài thơ của mình sống với độc giả trên trang giấy nhiều hơn là khi được đọc to lên và đối với bà thơ không đòi hỏi một lượng lớn khán giả đương đại để tồn tại. Tuy nhiên bà tin rằng độc giả của bà đang nghiền ngẫm những ngôn ngữ thơ của mình dù nó rất khó hiểu. Trong các tác phẩm của mình, bà Glück thường tập trung vào những khía cạnh như niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, tình yêu, góc khuất của hôn nhân gia đình... Để chạm được tới trái tim độc giả, bà Glück luôn rất thẳng thắn trong cách bộc lộ những xúc cảm và suy nghĩ, trong đó có cả nỗi buồn và cảm giác cô đơn.
17/10/20
1.878. CAM GIẢ - MOCK ORANGE
Nguyên tác: “Mock Orange” - Louise Glück, trong tập The First Four Books of Poems (The Ecco Press, 1995).
Bản dịch: Mộc Nhân
Hoa Mock Orange |
MN: Thơ của Louise Glück là những tác phẩm điêu khắc của niềm tin. Những bài thơ của bà cũng có thể được xem như những hành động nói, trong đó hình ảnh không quan trọng bằng sự nhận biết cách bài thơ khai triển. Bằng giọng điệu nhức nhối đặc trưng, thơ của Louise Glück “Luôn có điều gì đó làm bằng nỗi đau”. Bà đã tiếp tục trong bốn thập kỷ để tạo ra một thứ thơ trữ tình không cho phép dễ dãi và mở ra con đường riêng nhằm nhận thức và khám phá những kiểu tư tưởng hoàn toàn mới được diễn đạt bằng ngôn ngữ thơ.
1.877. NHỮNG BUỔI CHIỀU VÀ BUỔI TỐI GẦN ĐÂY
Nguyên tác: “Afternoons and Early Evenings” - Louise Glück, The New York Review of Books (2019).
Tranh Nguyễn Quang Thiều |
Mộc Nhân: Khi trao Nobel Văn học cho Louise Glück hôm 8/10, Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định bà có “một giọng thơ không lẫn vào đâu, với vẻ đẹp nghiêm khắc khiến sự tồn sinh của cá nhân trở nên phổ quát”. Bằng ngôn ngữ thi ca, bà kể những trải nghiệm cá nhân liên quan đến lịch sử, thiên nhiên, cuộc sống hiện đại. Thế giới thi ca trong các sáng tác của Louise không hướng về đại chúng, nó mang chất riêng vừa man mác buồn, vừa sắc sảo đến mức kén người đọc. Ngôn ngữ thơ của Louise Glück thường kiệm lời nhưng chứa đựng cái nhìn sâu sắc về sự cô đơn, các mối quan hệ gia đình hay cái chết. Nội dung tự sự trong bài thơ Afternoons and Early Evenings là những kí ức vụn về gia đình, cá nhân được kể bằng giọng thơ chậm rãi, buồn bã.
1.876. ĐOÀN TỤ - REUNION
Tượng Odysseus trong Bảo tàng Athen |
16/10/20
1.875. HÒA HỢP - REUNION
Nguyên tác "Reunion" - Louise Glück (“The Seven Ages” -2001)
Bản dịch: Mộc Nhân
Louise Glück & Cựu TT Mỹ Obama |
MN: Có lẽ đối với đông đảo bạn đọc, kiểu thơ mới, hiện đại, của Louise Glück là không thể hiểu một cách dễ dàng; thậm chí là không thể hiểu thông điệp trong một số bài thơ là gì . Tuy nhiên mỗi kiểu thơ (hoặc bài thơ) đều có tiếng nói, hàm ngôn riêng của nó và tất nhiên tiếng nói ấy không dễ tiếp cận với mọi người cả về ý nghĩa lẫn kết cấu, ngôn từ . Bằng những bài thơ ấy, Glück cũng đã chứng minh rằng ta hoàn toàn có thể biến cách diễn đạt nào đó trở thành thi ca với âm điệu tự nhiên đáng kinh ngạc. Trong thi ca của bà có giọng thơ khẩn trương của Eliot, nghệ thuật lắng nghe nội tâm của Keats hay sự im lặng tự nguyện của George Oppen. Bà viết nên thứ thi ca mơ màng, gợi tả, gợi lên những ký ức và những hành trình, nhưng thỉnh thoảng dừng lại lưỡng lự trước những tri kiến mới. Thế giới đấy được giải thoát trôi dạt đi, chỉ để rồi xuất hiện trở lại như một phép lạ dẫu đôi khi khá phức tạp.
15/10/20
1.874. NHỮNG SAI LẦM TRONG BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA MỚI
Nguyễn Ngọc Chu
Trong hàng loạt những bài phê phán, phản biện, chỉ trích về cuốn SGK TV lớp 1 của nhóm biên soạn "Cánh Buồm", mình nhận thấy bài này của Gs Nguyễn Ngọc Chu là khái quát nhất nên xin phép tác giả lưu tại đây để chia sẻ cùng bạn đọc.
***
1.873. HOA TUYẾT - SNOWDROPS
Nguyên tác: Snowdrops - by Louise Glück (Nobel Văn chương 2020)
Bản dịch: Mộc Nhân
Snowdrop là tên loài hoa (tiếng Việt là hoa tuyết, hoa tuyết điểm, hoa giọt tuyết, hoa xuyên tuyết) thuộc dạng cây thân thảo, có củ như củ hành, hoa nhỏ màu trắng và hương thơm, thường nở vào mùa đông, cũng có khi đầu xuân. Hoa tuyết nở là dấu hiệu báo xuân về. Loài hoa này ở phương Tây biểu tượng cho niềm an ủi và hy vọng. (Tham khảo từ nguồn Wikipedia)
14/10/20
1.872. TẬP HUẤN PHÚ QUỐC 2020
Lưu lại những hình ảnh trong chuyến đi Phú Quốc - tham gia lớp Tập huấn PBVH do Hội đồng Lý luận PBVH Trung ương tổ chức cuối tháng 9- đầu tháng 10 2020.
1.871. BÀI CA - SONG
Nguyên tác: “Song” – Louise Glück (Nobel Văn chương 2020)
Bản dịch: Mộc
Nhân
Leo Cruz tạo
ra những cái bát trắng đẹp nhất;
tôi nghĩ phải
lấy vài cái cho bạn
nhưng bằng
cách nào là vấn đề
vào lúc này
12/10/20
1.870. NGÀY CÁC THÁNH
Nguyên tác: “All Hallows” (*) - Louise Glück (Nobel Văn chương 2020)
Bản dịch: Mộc Nhân
Tranh Nguyễn Quang Thiều |
Ngay bây giờ cảnh vật đang tụ hội
Những ngọn đồi ngã bóng
Chú bò ngủ trong cái ách màu xanh
Cánh đồng cày xới tinh tươm
Những bó rơm buộc chặt chất đống ven đường
Trong khi năm cánh răng mọc ra lúc trăng
lên
Cái trống trải sau mùa thu hoạch hoặc dịch
dã
người vợ ngã mình ra cửa sổ
với bàn tay chìa ra, như khi nhận lương
và những hạt giống
đủ loại, quí báu, kêu gào
Đến đây
Đến đây, kẻ đáng thương
Và linh hồn thoát ra khỏi vòm cây.
-----------------
(*). All Hallows: là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, đi liền với Lễ Các Thánh trong Kitô giáo (viết là All Hallows Evening hoặc All Hallows' Eve). Đây còn gọi là Lễ hội Halloween.
Nguyên tác từ nguồn: Poetry Foundation
1.869. LỜI CUỐI - AFTERWORD
Nguyên tác: “Afterword” - Louise
Glück (Nobel Văn chương 2020)
Bản dịch: Mộc
Nhân
Hãy đọc những điều tôi vừa viết, giờ đây
tôi có niềm tin
Tôi đã dừng ngay lập tức, để cho câu chuyện
của mình trôi qua
đoạn kết hơi lắc léo, như nó đã xảy ra,
không đột ngột
nhưng trong một màn sương nhân tạo
được phun vào sân khấu, thay đổi mọi sắp đặt thật khó.
11/10/20
1.868. MẸ VÀ CON
Nguyên tác: Mother and Child - Louise Glück (Nobel Văn chương 2020)
Bản dịch: Mộc Nhân
LTS: Nhiều bài thơ của Louise Glück là niềm đau đáu về gia đình, cuộc đời và khát vọng sống của con người giữa bối cảnh thời đại: chiến tranh, đau thương, chết chóc, giam cầm...
1.867. NHỮNG ĐỨA TRẺ ĐUỐI NƯỚC
Nguyên tác: “The Drowned Children” - by Louise Glück (Nobel Văn chương 2020)
Bản dịch: Mộc Nhân
LTS: "The Drowned Children" trích trong tập thơ “The First Four Books of Poems” của Louise Glück do Nhà xuất bản The Ecco Press ấn hành năm 1995. Thông điệp của bài thơ nói lên số phận của những đứa trẻ bị bỏ rơi trong xã hội: không ai bênh vực (have no judgment), sinh ra đã bị bỏ rơi (the ice taking them in), không có tiếng nói (quiet), sống trong ao tù tăm tối (the pond lifts them in its manifold dark arms). Cuộc đời của chúng là màn đêm phủ vây mịt mờ cạm bẫy (lures) và mãi chìm khuất trong vô vọng.
Louise Glück kêu gọi con người hãy cứu vớt thế giới bằng hành động quan tâm đến những đứa trẻ bị vùi dập này. Lời thơ tạo xúc cảm mạnh mẽ, giàu hình ảnh…
10/10/20
1.866. BUỔI SÁNG - DAWN
Nguyên tác: “Dawn” - Louise Glück (Nobel Văn chương 2020)
Bản dịch: Mộc Nhân
1.
Đứa trẻ thức dậy
trong căn phòng tối
hét lên Tôi muốn
con vịt của tôi trở về
tôi muốn con vịt
của tôi trở về
bằng một ngôn ngữ chẳng ai hiểu được
9/10/20
1.865. NOBEL VĂN CHƯƠNG 2020 - LOUISE GLÜCK
Nobel Văn học lần thứ 113/ 2020 được trao tặng cho nữ thi sĩ người Mỹ Louise Glück, hôm 08/10. Bà là một tác giả chuyên viết về đề tài gia đình. Trong lúc nhiều người hoan hỉ là giải thưởng Văn học được trao tặng cho một phụ nữ, nhiều tiếng nói chỉ trích Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển đã chọn giải pháp an toàn.
Trong diễn văn công bố giải thưởng, Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển đã ca ngợi nhà thơ người Mỹ mang lại “một phong cách thi ca đặc biệt, với vẻ đẹp khiêm nhường, đã làm cho sự tồn tại của mỗi cá nhân mang một giá trị phổ quát”.