5/2/22

2.283. BEAT! BEAT! DRUMS! – by Walt Whitman

NỔI TRỐNG LÊN 

Mộc Nhân dịch từ nguyên tác "Beat ! Beat ! Drums !" - Walt Whitman



Whitman (1) viết bài thơ này vào thời kỳ đầu cuộc Nội chiến ở Hoa Kỳ (1861-1865). Trước đó, trong cuộc bầu cử Tổng thống thứ 18" (1856), Whitman đã tiên đoán rằng, nếu những kẻ ủng hộ chế độ nô lệ chiến thắng thì đất nước không thể tránh được nội chiến, và việc quân đội Liên bang chiếm đồn Sumter ngày 12 và 13/4/1861 (mở đầu nội chiến) đã khiến ông bị bất ngờ cực độ. Trong cơn phẫn nộ, ông đã viết bài thơ “Beat! Beat! Drums!” (2) - sau chiến tranh bài thơ được in trong tập "Hồi trống" - Drum-Taps, 1865 (3).


NỔI TRỐNG LÊN - BEAT! BEAT! DRUMS! – by Walt Whitman

 bản dịch Mộc Nhân


1.

Nổi Trống lên! Nổi lên – Thổi kèn lên! Thổi lên

Vang qua những cửa sổ - cửa chính - bùng nổ như một mãnh lực liên tục,

Vào trong nhà thờ trang nghiêm, và tán loạn giáo đoàn,

Vào nhà trường nơi học giả đang nghiên cứu,

Làm mất đi sự yên tĩnh của chú rể - giờ đây anh ta không thể có được hạnh phúc với cô dâu của mình,

Người nông dân hiền lành cũng không được yên ổn, trên luống ruộng hay thu hoạch ngũ cốc,

Thật là dữ dội tiếng trống rền rĩ và chói tai mà bạn đánh – thật inh ỏi tiếng kèn bạn thổi.

 

2.

Nổi Trống lên! Nổi lên! – Thổi kèn lên! Thổi lên!

Vang qua những ngả đường trong thành phố - át cả tiếng ồn ào của bánh xe trên mặt đường;

Trong mỗi nhà đều có chuẩn bị giường ngủ chứ? Không ai ngủ được trên những chiếc giường đó,

Không có người mặc cả trong chợ phiên - không có nhà môi giới hoặc nhà đầu cơ - liệu họ có tiếp tục được không?

Những người phát ngôn có nói được không? Ca sĩ liệu có cố gắng hát không?

Luật sư liệu có thể đứng trước tòa để tranh biện trước thẩm phán được không?

Trống lắc nhanh hơn, trống vỗ mạnh hơn - bạn thổi kèn hoang dã hơn.

 

3.

Nổi Trống lên! Nổi lên! – Thổi kèn lên! Thổi lên!

Không hòa đàm - không dừng lại giải thích,

Không nên bận tâm do dự - không khóc hay cầu xin,

Không lo lắng cho người già hay lời van xin người trẻ,

Đừng để tiếng nói của đứa bé cùng lời cầu xin của người mẹ, được lắng nghe,

Hãy làm cho thậm chí những chân ghế kê xác người lắc rung tại nơi họ đang nằm chờ những chiếc xe tang,

Bạn hãy đánh trống thật mạnh, những tiếng trống kinh khiếp - bạn hãy thổi kèn thật to.

------------------- 

(1) Whitman: xem lại chú thích số 2 trong bài này hoặc trên wikipedia

(2) Về bài thơ: Mỗi khổ thơ trong bài thơ này bắt đầu bằng khẩu lệnh, "Beat! Beat! Drum! —Blow! Bugles! Blow!" Ông sử dụng trống và kèn như biểu tượng của chính cuộc chiến vì đó là hai âm thanh báo hiệu sự bắt đầu của mỗi trận chiến. Trong bài thơ này, tác giả lệnh cho các nhạc cụ trống (drum, rattle) và kèn (bugle) chơi hết cỡ đến mức chúng phá vỡ cuộc sống của mọi người - giống như chiến tranh làm thay đổi một xã hội vậy bởi các chiến sĩ trong cuộc Nội chiến đều là người Mỹ và các trận chiến đều diễn ra trên đất Mỹ nên mọi người không ai thoát khỏi tiếng trống, tiếng kèn ồn ào, tức là không ai thoát khỏi Nội chiến.

Whitman sử dụng thủ pháp liệt kê (list) xuyên suốt bài thơ: Liệt kê địa điểm (nhà thờ, trường học, thành phố đông đúc xe cộ, nhà ở, phòng xử án…), liệt kê đối tượng (người môi giới, nhà buôn, ca sĩ, luật sư, nông dân…) để nhấn mạnh sự lan tỏa của chiến tranh đến mọi nơi, mọi người.

Ông cũng sử dụng nhiều từ tượng thanh (rumble, whirr, shrill…) để tạo âm hưởng ngày càng lớn mạnh của không khí chiến tranh làm cho trải nghiệm đọc trở nên trực quan bằng những hình ảnh mạnh mẽ và âm thanh rền vang kết hợp với nhịp điệu mạnh mẽ, các âm tiết ngắn, lặp lại bắt chước tiếng trống đánh và tiếng kèn thổi.

Đoạn cuối của bài thơ khá rùng rợn vì người phát lệnh đánh trống thổi kèn kêu gọi chơi lớn đến mức đánh thức cả người chết. Trong khi tiếng còi và tiếng kèn báo hiệu trận chiến bắt đầu, và việc đề cập đến người chết gợi lên hình ảnh của các nghĩa trang chiến tranh với những dãy mộ - kết quả cuối cùng của các trận chiến.

(3) Nguồn nguyên tác tại đây

-------------------------

    Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân




Không có nhận xét nào: