"Live and Let Die" là bài hát chủ đề của bộ phim cùng tên về điệp viên 007 James Bond, năm 1973. Bài hát do nhạc sĩ người Anh Paul McCartney sáng tác theo đặt hàng của nhà sản xuất Harry Saltzman; ban nhạc rock Wings của Anh - Mỹ thể hiện. Đây cũng là bài hát rock đầu tiên mở đầu cho một bộ phim về Bond.
danh sách trang
30/11/22
2.595. THƠ BA DÒNG – TERCETS (5)
Mộc Nhân
Những
bài thơ ba dòng (Tercets)
1.
Những
bài thơ ba dòng
Là ngọn
lửa nhỏ ủ trong lòng
Luôn
âm ỉ và sẵn sàng bùng cháy
26/11/22
2.592. LÚA SINH KHÔN
Mộc Nhân
Lúa sinh khôn (lúa sanh khôn, lúa tái sinh, lúa chét, lúa rài...) mọc ra từ những gốc rạ mùa trước, nơi đồng đất bỏ hoang. Nó bị vùi trong bùn lầy, ngập nước nhưng cũng lớn lên, đẻ nhánh, trổ bông, chín hạt và cho thu hoạch như một vụ mùa "mót". Lúa sinh khôn là gạch nối khá dài giữa hai mùa: từ cuối vụ hè thu sang đầu vụ đông xuân (khoảng 3 tháng).
Những đồng lúa sinh khôn ven Gò Nổi, một lần tôi đi qua |
24/11/22
2.591. THƠ BA DÒNG - TERCETS (2)
Mộc Nhân
“Khi tôi muốn nói, tôi
nói. Khi tôi muốn nói một cách rõ ràng, đầy đủ và mạch lạc, tôi viết. Khi có ai
đó nhoi nhói trong đầu đòi tôi phải nói những gì tôi không thể nói được, tôi
làm thơ… Với thơ, tôi nghĩ, hai câu thì
hơi ít; bốn câu thì hơi thừa. Tôi chọn ở giữa: Ba câu… Nó chỉ giống haiku ở một
điểm: Giới hạn trong ba dòng, với một số chữ hạn chế, bài thơ bị nén chặt, thật
chặt, để, sau đó, bùng nổ trong lòng người đọc. Phần quan trọng nhất là phần
"bùng nổ" ấy. Nó nằm ngoài câu chữ. Nó chỉ có thể được nghe thấy bằng
sự nhạy cảm và sự đồng cảm. Nó thuộc về phần tương tác của người đọc. Dĩ nhiên,
vẫn có trường hợp người đọc, dù nhiệt tình tương tác, vẫn không nghe tiếng
"nổ" nào cả. Đó là sự thất bại của tác giả. Trong trường hợp đó, tác
giả xin nhận lỗi.” (Trích từ Nguyễn Hưng Quốc)
2.590. THƠ BA DÒNG - TERCETS (1)
Mộc Nhân
Những bài thơ này viết
theo kiểu thơ “ba dòng” của phương Tây - gọi là “Terza Rima” hoặc “Tercets”.
Như tên gọi, tiêu chuẩn hình thức đầu tiên của nó là mỗi bài có 3 dòng hoặc một
bài có nhiều khổ, mỗi khổ 3 dòng và không qui định số lượng ký tự trong mỗi
dòng hoặc cả bài; nhưng có những qui định về vần điệu. Dante - nhà thơ nổi tiếng thời
Trung Đại nước Ý là người đầu tiên sử dụng kiểu thơ này trong nhiều tác phẩm của
mình. Về sau, Tercets được nhiều người vận dụng, trở thành một thể thơ đặc biệt của văn chương Italia.
2.589. THƠ BA DÒNG – Nguyễn Hưng Quốc
Những bài thơ ba dòng (tercets) này trích từ cuốn “909 BÀI THƠ BA DÒNG” của Nguyễn Hưng Quốc (Lotus Media xuất bản 2021). Tôi đọc được những bài thơ này trên các trang: diendantheky, thuvienhoasen…
Đặc biệt trên trang nguyenthiphuongtram.com có bản song ngữ do chủ trang dịch sang tiếng Anh. Tôi xin phép tác giả và dịch giả được trích và chia sẻ những bài thơ này. Số thứ tự các bài thơ tôi giữ nguyên theo nguyên tác. Xin thành thật cảm ơn.
22/11/22
2.588. SUY NGHĨ NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM: GIÁO DỤC NHÂN CÁCH
Một bài viết hay của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh, rất nên đọc và chia sẻ
* TS Nguyễn Xuân Xanh tốt nghiệp Đại Học Khoa Học Sài Gòn, du học năm 1966 tại CHLB Đức. Ông học tập và nghiên cứu tại các Đại học Bonn, Heidelberg, Bielefeld và Berlin. Năm 1975, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Toán và làm Habilitation năm 1983. Từ năm 1980 – 1986, ông làm nghiên cứu và dạy học tại Đại học Bielefeld và Đại học kỹ thuật Berlin trước khi về nước sống từ mười mấy năm nay. Ông đã viết hoặc là chủ biên của những cuốn sách nghiên cứu về lịch sử khoa học giáo dục như "Nước Đức thế kỷ 19 - những thành tựu khoa học và kỹ thuật", "Einstein", "Kỷ yếu đại học Humboldt"...
2.587. ĂN THƠ – by Mark Strand
Nguyên tác: “Eating Poetry” - by Mark Strand (1)
Đây là bài thơ siêu thực viết theo hình thức “tercets” (2) - nói về việc ăn thơ đầy ám ảnh của một người đàn ông và phản ứng của một thủ thư. Xuyên suốt bài thơ siêu thực này là hạnh phúc của một người đang hấp thụ niềm đam mê của mình qua hành động “ăn thơ” mà ám dụ của nó là mê thích đọc và làm thơ. Trải nghiệm ấy có ý nghĩa là khi người ta quá đam mê điều gì đó, họ có thể biến đổi về hình thức hay về chất thành một dạng khác mà không thể lý giải (3).
21/11/22
2.586. DREAMERS - World Cup 2022 - Qatar
Bài hát "Dreamers" do Jung Kook biểu diễn tại lễ khai mạc World Cup 2022 ở Qatar tối qua (20/11), đến sáng nay đã đứng đầu bảng xếp hạng iTunes ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có đến 49 triệu lượt nhắc tên Jung Kook trên mạng xã hội sau màn biểu diễn ca khúc Dreamers tại lễ khai mạc World Cup ngày 20/11.
19/11/22
2.585. THE FEAR OF BURIAL - by Louise Glück
"The Fear of Burial" (Nỗi sợ an táng) là phần thứ 5 của bài thơ gồm 5 phần “The Garden” (trong tập thơ Descending Figure, 1980) - Louise Glück. Bài thơ viết về cái chết trong thời điểm chôn cất thi thể (*).
2.584. THE FEAR OF LOVE – by Louise Glück
"The Fear of Love" (Nỗi sợ tình yêu) là phần thứ 3 của bài thơ gồm 5 phần “The Garden” (trong tập thơ Descending Figure, 1980) - Louise Glück. Bài này dễ dịch nhưng khó hiểu nghĩa. Một số trang nước ngoài cho rằng bài thơ viết về cái chết. Theo tôi, bài thơ là một dòng hồi tưởng ký ức thời trẻ của tác giả nhưng giờ đã đổ vỡ.
18/11/22
2.583. NOVEMBER - Elizabeth Drew Stoddard
"November" (Tháng Mười Một) là bài thơ của Elizabeth Drew Stoddard (1) xuất bản trong tuyển thơ của bà, năm 1895. Đây là bài thơ viết theo phong cách cổ điển với các đặc trưng: khuôn khổ, câu chữ, vần nhịp hài hòa. Người dịch cố gắng thể hiện phong cách ấy trong tương quan với thơ Việt (2).
17/11/22
2.582. ORIGINS - by Louise Glück
Bài thơ "Origins" (Bản quán) của Louise Glück được xuất bản trong tập thơ "The Garden" (Khu Vườn) - Nxb New York: Antaeus, 1976. Bài thơ nói về chủ đề “cái chết”, thậm chí là khi bạn chết giữa một đám hoa thừa mứa trên nấm mồ vô hồn, hay chết giữa đám lửa thiêu cũng không có nghĩa là bạn đã chết, mà bạn đang sống trong lòng đất đó thôi. Nhan đề bài thơ có ngụ ý rằng chết (nguyên tác là ngủ) là một dạng hình hài trở về bản quán (origins).
16/11/22
2.581. SỰ HƯ HỎNG CỦA CÁC THẦY
Mộc Nhân
Trong xã hội, chữ “thầy” là một danh xưng khá rộng được dùng để chỉ người tài, giỏi hơn mình với sắc thái trang trọng.
15/11/22
2.580. MATINS (7) - Louise Glück
Những bài thơ có tựa “Matins” và Vespers trong tập “The Wild Iris” (Ecco Press, 1992) của Louise Glück gợi cho chúng ta những cuộc trò chuyện với “Chúa”. Đây là những thuật ngữ Công Giáo biểu thị khoảng thời gian dành cho các buổi cầu nguyện sáng hoặc chiều.
2.579. TÔI CÓ NGƯỜI EM SỐNG BÊN KIA ĐỒI CỎ
14/11/22
2.578. LULLABY (2) - by Louise Glück
Những bài thơ của Louise Glück dường như "chạy" trên nền thời gian mà một số nhà phê bình gọi là “Giờ tiêu chuẩn thần thoại” (Mythical Standard Time). Đây là một quan niệm về thời gian có tính chu kỳ trái ngược với thời gian tuyến tính. Thời gian này có đặc điểm là quá khứ liên tục tái sinh vào hiện tại và hiện tại sinh ra quá khứ. Trong thơ bà, ta thấy được điều đó trong các yếu tố: thời thơ ấu, cảm hứng thần thoại, Kinh thánh có ý nghĩa đặc biệt để bà diễn tả cảm xúc về sự chuyển mùa, tình yêu, cái chết... được trao đổi liên tục.
13/11/22
2.577. LULLABY (1) - by Louise Glück
Đúng như cái tựa, bài thơ là một “Lời ru” (Lullaby) - mang âm điệu trữ tình, lời thơ nói với chúng ta hướng tới những khoảnh khắc hiện hữu, hướng nội. Tôi thích những câu thơ trữ tình thật đẹp: “Bạn phải được dạy dỗ để yêu tôi/ Nhân loại phải được dạy dỗ để yêu/ sự tĩnh lặng và bóng tối” (You must be taught to love me/ Human beings must be taught to love/ silence and darkness).
* Theo dò tìm của
tôi, trong các tuyển thơ của Louise Glück có rất nhiều bài cùng tựa “Lullaby”. Bài
này trích trong tập thơ Wild Iris (Diên vĩ hoang dã) của Louise Glück xuất bản năm 1992.
2.576. RADIUM - by Louise Glück
Radium là một nguyên tố hóa học (Radi) được hai vợ chồng nhà bác học Marie Curie và Pierre Curie tìm ra vào năm 1898. Nó có tính phóng xạ cao, có ích lợi trong y khoa nhưng cực kỳ nguy hiểm có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hoặc tử vong.
Bài thơ “Radium” không
nói về điều đó như cách chúng ta thường thấy. Nó là dòng tự sự về nghị lực, vượt
qua khó khăn ẩn chứa trong gia đình do chất phóng xạ gây ra; là sự tự làm dịu bản
thân trước nghịch cảnh. (1)
Bức tranh "I dreamed" (nói về tác hại của Radium) do họa sĩ Arthur M. Sackler vẽ, trưng bày trong bảo tàng Harvard University |
2.575. EARLY DARKNESS – by Louise Glück
Bài thơ “Early Darkness” (Chạng vạng – Chập tối) trích trong tập thơ Wild Iris (Diên vĩ hoang dã) của Louise Glück, 1992. Trong bài này, tác giả mượn lời của đất nói với con người lúc bóng chiều, chập tối. Có vẻ như tác giả muốn nói rằng sức mạnh cao nhất của chúng ta chính là nội lực. Nó cho ta lòng tự tin vào hiện hữu và sức mạnh lưu giữ ký ức. Đọc bài này tôi thích nhất mấy câu thơ: “How can you understand me/ when you cannot understand yourselves/ Your memory is not/ powerful enough, it will not reach back far enough” (Làm sao bạn có thể hiểu được tôi/ khi bạn không thể hiểu chính mình/ Trí nhớ của bạn không đủ lực/ Nên nó sẽ không tìm lại được những ký ức”.
11/11/22
9/11/22
2.573. VIẾT Ở CHÙA LINH PHƯỚC
Mộc Nhân
Chùa Linh Phước nằm ở Thị trấn Trại Mát, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 7km, trên quốc lộ 20 về hướng đông. Chùa có kiến trúc độc đáo, là công trình kiến trúc khảm sành, ốp sứ, gắn mảnh chai, mảnh chén nhiều màu độc đáo nên dân gian còn gọi là chùa ve chai, chùa chén. Đây là một trong những danh thắng nổi tiếng của Đà Lạt, đậm đà bản sắc Á Đông, kết hợp hài hòa giữa chùa và tháp. Nơi đây luôn là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
8/11/22
2.572. BỐN SUỐI NGUỒN THÁNH THIỆN
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác:
“The Four Heavenly Fountains” - by Suzy Kassem
* Suzy Kassem (sinh
1975) là nữ văn sĩ, thi sĩ, đạo diễn phim, nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc Ai
Cập. Cô được cộng đồng gọi là công dân toàn cầu (citizen of the world) bởi các
hoạt động xã hội và sáng tác nghệ thuật của cô có ý nghĩa toàn cầu. Suzy Kassem
đã được công nhận là một nhà tư tưởng tiến bộ, một nghệ sĩ sáng tạo được biết đến
với vai trò xây dựng cầu nối giữa các nền văn hóa phương Tây và phương Đông.
Tôi dịch và đăng tải một bài thơ của Kassem
7/11/22
2.571. LẬP ĐÔNG
Mộc Nhân
Theo lịch vạn niên, tiết Lập đông năm 2022 rơi vào hôm nay (thứ Hai ngày 7/11 dương lịch) và kết thúc vào ngày 22/11 dương lịch.
6/11/22
2.570. DÒNG SÔNG QUÊ
Mộc Nhân
Sông Vu Gia của Đại Lộc được ví như Sông Thu của xứ Quảng bởi nó không chỉ là người mẹ phù sa góp phần làm nên các vùng đất bãi bồi châu thổ mà còn là hình ảnh của lịch sử từ xửa xưa cho đến ngày nay, mang trong mình một nền văn hoá bản địa được tiếp truyền qua nhiều thời kỳ.
5/11/22
2.569. THÁNG MƯỜI MỘT - Lisel Mueller
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác “In November” của nhà thơ người Mỹ gốc Đức Lisel Mueller (1).
Bài thơ "In November" chứa đầy những giá trị thơ ca của Mueller về ngôn ngữ, trí tưởng tượng, sự nhạy cảm và cái nhìn sâu sắc vào đời sống, dù bên ngoài có vẻ bình thản. Những bài thơ của bà là một món quà cho chúng ta, một lời chúc, một nhân chứng ân tình, một thông điệp có ý nghĩa trong cuộc sống (2).
4/11/22
2.568. ALIVE TOGETHER - by Lisel Mueller
Bài thơ Alive Together (Sống bên nhau) – của Lisel Mueller (1) cho chúng ta thấy kỹ thuật ngôn ngữ điêu luyện của tác giả đưa chúng ta ra khỏi chính mình và đến "nơi hư không, nơi có sự sống mê hoặc"; mọi thứ được lột bỏ lớp màn che, tỏa sáng như một tín hiệu, nơi ý thức có thể được tiết lộ. Trong bài thơ, Mueller mang đến cảm giác kỳ diệu, kéo dài và không ồn ào để công nhận tất cả những người mà cuộc sống của họ có thể là của riêng chúng ta. Điều kỳ diệu ấy là "Tôi đang sống." Vì vậy, chúng ta cũng — sống cùng nhau — là những điều kỳ diệu, và con cái của chúng ta cũng vậy...
2/11/22
2.567. MƯỜI BA CÁCH NHÌN CHIM ĐEN
1. Tổng quan:
"Mười ba cách nhìn
chim đen" (Thirteen Ways of Looking at a Blackbird) là một bài thơ viết
theo phong cách thơ lập thể, in trong tập thơ đầu tiên của Wallace Stevens,
Harmonium (1917). Bài thơ bao gồm mười ba phần ngắn, riêng biệt, mỗi phần đều đề
cập đến loài chim đen theo một cách nào đó. Mặc dù kết cấu hình thức bài thơ lấy
cảm hứng từ haiku nhưng có thể nói là không có phần nào đáp ứng được yêu cầu
truyền thống của haiku. (Xem lại bài liên quan)
2.566. NOVEMBER NIGHT - by Adelaide Crapsey
“November Night” (Đêm Tháng mười một) là một bài thơ ngắn thuộc thể thơ Cinquain (1) của nhà thơ nữ người Mỹ, Adelaide Crapsey (2).
ĐÊM THÁNG MƯỜI MỘT
Mộc Nhân - dịch
1/11/22
2.565. GERTRUDE STEIN VÀ DÒNG VĂN HỌC LẬP THỂ
Lê Đức Thịnh
Nhà văn Gertrude Stein đã để lại dấu ấn của mình trong văn học hiện đại dù tác phẩm của bà ít người đọc do khó hiểu, khó tiếp cận. Các công trình Văn học lập thể (Literary cubism) của bà có thể bị lãng quên nhưng những gì còn lại là chúng ta có cảm giác ai đó đã từng xây dựng một nền văn học hiện đại để các thế hệ sau kế thừa và phát triển. Dưới một góc nhìn khác, dòng văn học lập thể là tiền đề để các nhà đổi mới xây dựng nên lý thuyết hậu hiện đại sau này.
***
2.564. NHỮNG CA KHÚC HALLOWEEN
Halloween là chữ viết tắt của cụm từ “All Hallows Evening” hoặc “All Hallows' Eve”, một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, là buổi tối trước ngày Lễ Các Thánh trong đạo Kitô giáo.
Halloween : Hài hước để đối đầu với quyền lực tử thần ?
Đây là ngày bắt đầu Tam
nhật Các Thánh (Allhallowtide), chuỗi ngày tôn vinh những vị Thánh, vị tử đạo
vào Lễ Các Thánh “la Toussaint” ngày 1 tháng 11, và tưởng niệm đến những người
thân đã khuất vào Lễ các đẳng Linh Hồn ngày 2 tháng 11. Ý nghĩa trọng tâm theo
truyền thống của Halloween xoay quanh chủ đề sử dụng "sự hài hước và chế
giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết".
Theo một số nguồn thì lễ
hội Halloween bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2,000
năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Tây Bắc nước Pháp
(La Bretagne). Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một
lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là
Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối
tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết chóc của loài người. Dân tộc
Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên
trần gian vào đêm hôm đó.
Halloween đến Mỹ nhờ những
dòng di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc
Celt, với khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến thập
niên 1800 mới trở thành tục lệ được nhiều người hưởng ứng.
Các hoạt động phổ biến
trong lễ hội Halloween là tiệc hội hóa trang, khắc bí ngô thành jack-o'-lantern, trick-or-treat (trẻ con
hoá trang đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo), lấy táo hoặc kể chuyện kinh
dị. Ở nhiều nơi trên thế giới, sẽ có những cử hành Kitô giáo trong ngày lễ
Halloween như tham dự lễ nhà thờ và thắp nến trên các ngôi mộ. Trong khi ở các
nơi khác, Halloween là một ngày hội mang tính thương mại nhiều hơn.
Halloween là ngày lễ ma
quỷ không có nghĩa là tôn vinh ma quỷ mà mục đích chính là giáo dục con người sống
phải có lòng từ bi, bác ái, biết giúp đỡ những người gặp khó khăn và không nên
sống ích kỷ, tham lam, bủn xỉn. Hơn thế, mặc dù lễ hội hóa trang Halloween với
chủ đề ma quỷ nhưng cũng để khuyên răn con người không nên chơi đùa với ma quỷ.
Những ca khúc đình đám về Halloween
Nhắc đến Halloween,
chúng ta không thể bỏ qua ca khúc Thriller của ca sĩ người Mỹ Michael Jackson,
do Rod Temperton sáng tác. Trong "Thriller", các hiệu ứng âm thanh
như cánh cửa ọp ẹp, sấm sét, tiếng gió và tiếng chó sói hú được xuất hiện dày đặc,
còn lời bài hát thì có chứa các yếu tố rùng rợn.
Ca khúc đã nhận được những
phản ứng tích cực từ các nhà phê bình và trở thành hit top 10 thứ 7 liên tiếp của
Michael Jackson trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, thắng 3 giải âm nhạc của
MTV năm 1984 và đạt vị trí quán quân ở Pháp và Bỉ cũng như lọt vào top 10 ở nhiều
quốc gia khác.
Video
"Thriller" được chuyển thể từ tác phẩm điện ảnh “American Werewolf in
London” của John Landis đã trở thành một video ca nhạc rất thành công. Đoạn
phim dài 14 phút là câu chuyện giữa Jackson và nữ diễn viên Ola Ray trong một
khung cảnh lấy cảm hứng từ bộ phim kinh dị của những năm 1950.
Trong một cảnh mang tính
biểu tượng của video, Jackson cùng các diễn viên khác đã nhảy múa trong sự tạo
hình các thây ma (zombie). Mặc dù bản thân bài hát đã là một thành công lớn về
mặt thương mại, video của "Thriller" là một thành tựu lớn về nghệ thuật
không thể phủ nhận. Vào năm 2009, bài hát trở thành video ca nhạc đầu tiên được
lựa chọn đưa vào Trung tâm tư liệu Quốc hội Mỹ.
Nhưng cho những ai tìm
kiếm một không gian riêng tư, lãng mạn thì bài hát "Unchained Melody"
là một lựa chọn thích hợp. Tác phẩm này là nhạc nền trong bộ phim Ghost (Hồn
ma) đã làm lay động bao trái tim khán thính giả, khi xem một trong những bộ
phim tình cảm hay nhất. Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của ngôi sao Patrick
Swayze, Demi Moore, Tony Goldwyn và Whoopi Goldberg… đạo diễn bởi Jerry Zucker.
Phim được đề cử cho nhiều Giải Oscar, bao gồm Phim hay nhất, Giải Oscar cho kịch
bản gốc xuất sắc nhất, và Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho
Whoopi Goldberg.
“Unchained Melody"
do Alex North sáng tác, dựa trên phần lời của Hy Zaret. Đây là một trong những
bài hát ghi âm nhiều nhất trong thế kỷ 20 với 500 phiên bản được chuyển ngữ qua
hàng trăm thứ tiếng.
Trong dòng nhạc Việt Nam
hiện nay, các nhạc sỹ trẻ cũng theo kịp trào lưu khi sáng tác các ca khúc chủ đề
Halloween như nhạc sỹ Nguyễn Hải Phong với các bài hát như: Linh hồn và thể
xác, Con Ma, Halloween.
Nhưng nếu nói là tuyệt
phẩm của nhạc Việt, mang đến cảm giác rung rợn ma mị trong không khí đêm
Halloween, chúng ta không thể không thưởng thức ca khúc rất nổi tiếng của nhạc
sỹ Quốc Dũng, mang tên "Người về từ lòng đất".
Nguồn: RFI
---------------
Trên Blog này có post 2
ca khúc quốc tế về Halloween được nhắc đến
1. Thriller của Michael
Jackson
2. Unchained Melody của Alex North
Và 1 bài thơ của Louise Gluck về Lễ Các Thánh