Mộc Nhân
ảnh: nghệ sĩ Huỳnh Hà - Hội An |
Hội
An chỗ nọ, chỗ kia
Chỗ
thì trầm mặc, chỗ lia chia người
Chỗ
thì khóc, chỗ thì cười
Chỗ nhà ngói cũ, chỗ mười tầng cao
Mộc Nhân - truyện ngắn mini
Buổi chiều, trong góc quán, cặp đôi nam nữ ngồi bên
nhau, có vẻ thân mật. Bỗng chàng trai nhìn vào mắt cô gái:
- Trước đây anh từng nói “anh rất yêu quý em", đúng không? Nhưng giờ anh sẽ từ bỏ.
Mộc Nhân
anh gõ những kí tự và con chữ nhảy ra từ bàn phím
chúng bỡ ngỡ nằm trên màn hình
lẩn quẩn với dấu câu
rời rạc xuống dòng
tùy tiện viết hoa viết tắc
Mộc Nhân
Chiều
với ấm trà không bạn
nắng
nghiêng như dốc qua rừng
nghiêng
như lần nào hội ngộ
những
thằng lăn lộn “chổng chưn”
Mộc Nhân
Thành phố đã lên đèn
giữa những luồng sáng không biết nói dối
giữa những dòng xe không mệt mỏi
giữa hai trái tim đã từng không lúc nào rời ra nhau
là một khoảng trống như con hẻm sâu trong lòng phố
Christmas Carol (Bài hát Giáng Sinh) là một bài thơ viết
cho thiếu nhi của nhà thơ Mỹ, Sara Teasdale (1). Bà kể lại sự ra đời của Chúa
Giê-su và tất cả những người đến thăm ngài – bao gồm những người giàu có, nhà
thông thái, những người nghèo và cả thiên thần. Tất cả đã đến để chào mừng sự
ra đời của Chúa Giêsu bằng những bài hát, họ hát suốt đêm, trong khi chúa vẫn
ngủ thiếp. Bài thơ là một bức tranh đẹp, nhiều màu sắc, ngôn từ giản dị, tươi
sáng - một lời giới thiệu hoàn hảo về Giáng sinh để các trẻ nhỏ có thể cảm hiểu
dễ dàng. Bài thơ này được đưa vào một số SGK tiểu học ở Mỹ.
Mộc Nhân
“Nơi nào có vết nứt, nơi đó ánh sáng chiếu vào” (There is a crack in everything, that's how the light gets in) - Leonard Cohen.
Đôi khi, có những chuyến đi xuyên đêm qua các con đường duyên hải hay đến phố núi lúc mờ sáng. Đây là những lúc tôi được mãn nhãn với các làng đèn rực sáng giữa đêm đen bao phủ đất trời: làng đèn neon ở các làng chài dọc bờ biển Phan Thiết sáng rực một vùng nước soi rõ những lồng bè và đoàn thuyền đánh cá đêm ven bờ; những ánh đèn giữa các khu vườn thanh long Bình Thuận như hàng ngàn mặt trời thắp lên vẻ rực rỡ của màu đỏ trái thanh long về khuya và ánh đèn lung linh trong các khu nhà kính ở Đà Lạt tạo nên một vẻ đẹp huyễn hoặc khó tả. Nó là nguồn cảm hứng để tôi viết nên chùm thơ này.
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác
"Saints" (Những vị thánh) - bài thơ của Louise Glück (đã xuất bản trong tập thơ "Ararat", 1990 của bà.
Thông qua 2 nhân vật người bà (grandmother) và người dì (aunt) trong bài thơ, tác giả muốn nói đến thái độ sống. Mỗi cách ứng xử với thế giới chung quanh đều nhận về các phản hồi từ tự nhiên, đó chính là Số phận (Fates - trong nguyên tác viết hoa) - nói theo Phương Đông, đó là "nghiệp". Dẫu vậy đôi khi chúng ta chưa (không) nhận ra điều đó mà lại nghĩ đến một tác nhân khác. Có lẽ đó là thông điệp của bài thơ này, tôi nghĩ vậy.
"Feelings" là một bài hát của ca sĩ người Brazil, Morris Albert (sinh năm 1951), sáng tác phần nhạc và cũng là người viết lời. Albert phát hành "Feelings" vào năm 1974 dưới dạng đĩa đơn và sau đó đưa nó làm ca khúc chủ đề trong album đầu tay năm 1975 của mình. Ca từ của bài hát, có thể nhận ra bằng đoạn điệp khúc "whoa whoa whoa", liên quan đến sự bất lực của ca sĩ trong việc "quên đi cảm xúc tình yêu của tôi". Bản thu âm ban đầu của Albert bài hát rất thành công trên toàn cầu.
Thomas Sayers
Ellis, nhà thơ Mỹ, sinh ra và lớn lên ở Washington DC, hiện sống ở Brooklyn,
New York. Ông lấy bằng MFA từ Đại học Brown, giảng dạy tại Đại học Sarah
Lawrence, Đại học Case Western Reserve và Đại học Lesley.
"December Song (I Dreamed of Christmas)" là bài hát Giáng sinh do George Michael sáng tác, trình bày và phát hành miễn phí trên trang cá nhân của ông vào tháng 12 năm 2008. Sau đó, anh đã biểu diễn live bài hát này trong đêm chung kết chương trình “The X Factor” (Nhân tố bí ẩn) vào cuối tháng 12 năm 2009 tại Anh. Ngay sau buổi biểu diễn, đĩa đơn của bài hát đã được bán hết trong một ngày với hàng triệu bản. Bài hát đứng ở vị trí 14 trên bảng xếp hạng UK Singles Chart.
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác "Song of Myself" - Trong tập thơ Leaves of Grass, của Walt Whitman. Bài này gồm nhiều khúc (Section) được đánh số thứ tự từ 1 đến 52. Bản dịch dưới đây thuộc section 10.
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác "Song of Myself" - Trong tập thơ Leaves of Grass, của Walt Whitman. Bài này gồm nhiều khúc (Section) được đánh số thứ tự từ 1 đến 52. Bản dịch dưới đây thuộc section 9.
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác "Song of Myself" - Trong tập thơ Leaves of Grass, của Walt Whitman. Bài này gồm nhiều khúc (Section) được đánh số thứ tự từ 1 đến 52. Bản dịch dưới đây thuộc section 8.
Truyện ngắn mini - Mộc Nhân
Tôi ngồi bên hiên nhà em
ngắm hoa, nhả khói thuốc qua màn mưa. Em mang chiếc gạt tàn ra để đó và không
nói gì.
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác "Song of Myself" - Trong tập thơ Leaves of Grass, của Walt Whitman. Bài này gồm nhiều khúc (Section) được đánh số thứ tự từ 1 đến 52. Bản dịch dưới đây thuộc section 7.
Mộc Nhân dịch từ nguyên tác "Song of Myself" - Trong tập thơ Leaves of Grass, của Walt Whitman. Bài này gồm nhiều khúc (Section) được đánh số thứ tự từ 1 đến 52. Bản dịch dưới đây thuộc section 6.
Mộc Nhân
Bài giới thiệu tập thơ “Phải đâu là giấc chiêm bao” - tác giả Đỗ Thị Kết, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2022.
Nhà
thơ Đỗ Thị Kết đã đi quá nửa đời người và gần như trọn đời cho thơ ca.
Từ tập thơ thứ nhất “Trăng vẫn sáng” - Nhà xuất bản Hội nhà văn 2014 và đến hôm nay, với tập thơ thứ hai “Phải đâu là giấc chiêm bao” - Nhà xuất bản Đà Nẵng 2022, hẳn bạn đọc nhận ra đời sống và thơ ca thấm trong những trang viết của tác giả.
BA MƯƠI NHÀ VĂN VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (Tiếp theo phần trước)
26. T. S. Eliot (1888-1965):
Thomas Stearns Eliot là
nhà thơ, viết tiểu luận, kịch, nhà phê bình người Anh gốc Mỹ, hiện được coi là
một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ XX. Ông đã nhận được nhiều phần thưởng
hơn hầu hết các nhà văn khác trong hai thế kỷ qua, bao gồm giải thưởng Nobel
Văn học 1948, Huy chương vàng Dante, Giải thưởng Goethe, Huân chương Tự do của
Hoa Kỳ và Huân chương Công trạng của Anh.
BA MƯƠI NHÀ VĂN VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (Tiếp theo phần trước)
21. Leo Tolstoy (1828-1910):
Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy là một tiểu thuyết gia người Nga. Có một sự đồng thuận rằng hai tiểu thuyết lớn của ông, Chiến tranh và Hòa bình và Anna Karenina đứng trên đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Ông đã được nhắc đi nhắc lại với tư cách là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất, là một trong hai người khổng lồ của văn học Nga – ông và Dostoyevsky.
BA MƯƠI NHÀ VĂN VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (Tiếp theo phần trước)
Herman Melville là một nhà viết tiểu thuyết, truyện ngắn và nhà thơ người Mỹ. Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết Moby-Dick (Cá voi trắng) và một câu chuyện lãng mạn về những trải nghiệm của anh ấy trong cuộc sống của người Polynesia, Typee. Cuốn tiểu thuyết về săn cá voi của ông, Moby-Dick thường được coi là cuốn “tiểu thuyết vĩ đại của Mỹ”, ngang hàng với The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) của Scott Fitgerald và Huckleberry Finn của Mark Twain. (Xem tóm tắt)
BA MƯƠI NHÀ VĂN VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (Tiếp theo phần trước)
13. William Blake (1757-1827):
Mặc dù không được những
người cùng thời đánh giá cao với tư cách là họa sĩ hay nhà thơ, nhưng William
Blake đã có sự khác biệt khi tìm được vị trí của mình trong top 10 của cả nhà
văn Anh và họa sĩ người Anh.
BA MƯƠI NHÀ VĂN VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (tiếp theo phần 3)
Tiếng Anh văn chương thường
được gọi là ngôn ngữ của Shakespeare và
Milton. Điều ấy nói lên thơ của Milton được coi là cách diễn đạt thơ hoàn hảo
nhất bằng tiếng Anh trong suốt bốn thế kỷ.
30 NHÀ VĂN VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (Tiếp theo phần 1)
4. Mark, Evangelist (thế kỷ 1 CN) - Nhà truyền giáo:
Danh tính của Mark vẫn chưa được biết đến một cách cụ thể nhưng cuốn sách vĩ đại của ông, “The Gospel of St Mark” được viết vào khoảng năm 70 là một trong những cuốn sách Công giáo có tác động lớn đến thế giới. Người ta chỉ biết ông là một nhà truyền giáo nổi tiếng ở thế kỷ I.
LTS: Tôi đọc ở mục Văn chương/ trang Nosweatshakespeare bài viết: “Famous Authors: The 30 Greatest Writers OfAll Time” (Những tác gia nổi tiếng: Ba mươi nhà văn vĩ đại nhất mọi thời đại).
Nhận thấy đây là một bài nghiên cứu hay, có ích cho những ai quan tâm đến văn học thế giới
và mở rộng hiểu biết về các tác giả lớn nên tôi dịch và chia sẻ trên trang Blog
này.
Bài thơ "Night Magic (Blue Jester)" - Huyền ảo Đêm (Mặt hề Xanh) - của nhà thơ Lorna Dee Cervantes. Những hình ảnh "màu xanh - Blue" trong bài thơ tạo ra nhiều không gian khác nhau trong đêm đô thị, khơi dậy và truyền dẫn những liên tưởng, sự kiện tích cực lẫn tiêu cực mà tác giả kể chi tiết trong bài thơ của mình.
Mộc Nhân
Những
bài thơ ba dòng về tự nhiên
1.
Khi bạn không rung động trước một bông hoa
Không hẳn là nó không đẹp
Có thể là do bạn chưa có duyên
"Don't Forget to Remember" còn có tên hác là “Don't Forget to Remember Me" là một bản ballad country do Barry và Maurice Gibb của ban Bee Gees sáng tác, trình bày và thu âm trong album “Cucumber Castle” năm 1969.
"I Just Called to Say I Love You" là một bài hát pop và R&B ballad của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Stevie Wonder viết cho bộ phim “The Woman in Red” (1984) và sau đó phát hành trong album nhạc phim.
"Live and Let Die" là bài hát chủ đề của bộ phim cùng tên về điệp viên 007 James Bond, năm 1973. Bài hát do nhạc sĩ người Anh Paul McCartney sáng tác theo đặt hàng của nhà sản xuất Harry Saltzman; ban nhạc rock Wings của Anh - Mỹ thể hiện. Đây cũng là bài hát rock đầu tiên mở đầu cho một bộ phim về Bond.
Mộc Nhân
Những
bài thơ ba dòng (Tercets)
1.
Những
bài thơ ba dòng
Là ngọn
lửa nhỏ ủ trong lòng
Luôn
âm ỉ và sẵn sàng bùng cháy
Mộc Nhân
Lúa sinh khôn (lúa sanh khôn, lúa tái sinh, lúa chét, lúa rài...) mọc ra từ những gốc rạ mùa trước, nơi đồng đất bỏ hoang. Nó bị vùi trong bùn lầy, ngập nước nhưng cũng lớn lên, đẻ nhánh, trổ bông, chín hạt và cho thu hoạch như một vụ mùa "mót". Lúa sinh khôn là gạch nối khá dài giữa hai mùa: từ cuối vụ hè thu sang đầu vụ đông xuân (khoảng 3 tháng).
Những đồng lúa sinh khôn ven Gò Nổi, một lần tôi đi qua |
Mộc Nhân
“Khi tôi muốn nói, tôi
nói. Khi tôi muốn nói một cách rõ ràng, đầy đủ và mạch lạc, tôi viết. Khi có ai
đó nhoi nhói trong đầu đòi tôi phải nói những gì tôi không thể nói được, tôi
làm thơ… Với thơ, tôi nghĩ, hai câu thì
hơi ít; bốn câu thì hơi thừa. Tôi chọn ở giữa: Ba câu… Nó chỉ giống haiku ở một
điểm: Giới hạn trong ba dòng, với một số chữ hạn chế, bài thơ bị nén chặt, thật
chặt, để, sau đó, bùng nổ trong lòng người đọc. Phần quan trọng nhất là phần
"bùng nổ" ấy. Nó nằm ngoài câu chữ. Nó chỉ có thể được nghe thấy bằng
sự nhạy cảm và sự đồng cảm. Nó thuộc về phần tương tác của người đọc. Dĩ nhiên,
vẫn có trường hợp người đọc, dù nhiệt tình tương tác, vẫn không nghe tiếng
"nổ" nào cả. Đó là sự thất bại của tác giả. Trong trường hợp đó, tác
giả xin nhận lỗi.” (Trích từ Nguyễn Hưng Quốc)
Mộc Nhân
Những bài thơ này viết
theo kiểu thơ “ba dòng” của phương Tây - gọi là “Terza Rima” hoặc “Tercets”.
Như tên gọi, tiêu chuẩn hình thức đầu tiên của nó là mỗi bài có 3 dòng hoặc một
bài có nhiều khổ, mỗi khổ 3 dòng và không qui định số lượng ký tự trong mỗi
dòng hoặc cả bài; nhưng có những qui định về vần điệu. Dante - nhà thơ nổi tiếng thời
Trung Đại nước Ý là người đầu tiên sử dụng kiểu thơ này trong nhiều tác phẩm của
mình. Về sau, Tercets được nhiều người vận dụng, trở thành một thể thơ đặc biệt của văn chương Italia.
Những bài thơ ba dòng (tercets) này trích từ cuốn “909 BÀI THƠ BA DÒNG” của Nguyễn Hưng Quốc (Lotus Media xuất bản 2021). Tôi đọc được những bài thơ này trên các trang: diendantheky, thuvienhoasen…
Đặc biệt trên trang nguyenthiphuongtram.com có bản song ngữ do chủ trang dịch sang tiếng Anh. Tôi xin phép tác giả và dịch giả được trích và chia sẻ những bài thơ này. Số thứ tự các bài thơ tôi giữ nguyên theo nguyên tác. Xin thành thật cảm ơn.
Một bài viết hay của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh, rất nên đọc và chia sẻ
* TS Nguyễn Xuân Xanh tốt nghiệp Đại Học Khoa Học Sài Gòn, du học năm 1966 tại CHLB Đức. Ông học tập và nghiên cứu tại các Đại học Bonn, Heidelberg, Bielefeld và Berlin. Năm 1975, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Toán và làm Habilitation năm 1983. Từ năm 1980 – 1986, ông làm nghiên cứu và dạy học tại Đại học Bielefeld và Đại học kỹ thuật Berlin trước khi về nước sống từ mười mấy năm nay. Ông đã viết hoặc là chủ biên của những cuốn sách nghiên cứu về lịch sử khoa học giáo dục như "Nước Đức thế kỷ 19 - những thành tựu khoa học và kỹ thuật", "Einstein", "Kỷ yếu đại học Humboldt"...
Nguyên tác: “Eating Poetry” - by Mark Strand (1)
Đây là bài thơ siêu thực viết theo hình thức “tercets” (2) - nói về việc ăn thơ đầy ám ảnh của một người đàn ông và phản ứng của một thủ thư. Xuyên suốt bài thơ siêu thực này là hạnh phúc của một người đang hấp thụ niềm đam mê của mình qua hành động “ăn thơ” mà ám dụ của nó là mê thích đọc và làm thơ. Trải nghiệm ấy có ý nghĩa là khi người ta quá đam mê điều gì đó, họ có thể biến đổi về hình thức hay về chất thành một dạng khác mà không thể lý giải (3).
Bài hát "Dreamers" do Jung Kook biểu diễn tại lễ khai mạc World Cup 2022 ở Qatar tối qua (20/11), đến sáng nay đã đứng đầu bảng xếp hạng iTunes ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có đến 49 triệu lượt nhắc tên Jung Kook trên mạng xã hội sau màn biểu diễn ca khúc Dreamers tại lễ khai mạc World Cup ngày 20/11.
"The Fear of Burial" (Nỗi sợ an táng) là phần thứ 5 của bài thơ gồm 5 phần “The Garden” (trong tập thơ Descending Figure, 1980) - Louise Glück. Bài thơ viết về cái chết trong thời điểm chôn cất thi thể (*).
"The Fear of Love" (Nỗi sợ tình yêu) là phần thứ 3 của bài thơ gồm 5 phần “The Garden” (trong tập thơ Descending Figure, 1980) - Louise Glück. Bài này dễ dịch nhưng khó hiểu nghĩa. Một số trang nước ngoài cho rằng bài thơ viết về cái chết. Theo tôi, bài thơ là một dòng hồi tưởng ký ức thời trẻ của tác giả nhưng giờ đã đổ vỡ.
"November" (Tháng Mười Một) là bài thơ của Elizabeth Drew Stoddard (1) xuất bản trong tuyển thơ của bà, năm 1895. Đây là bài thơ viết theo phong cách cổ điển với các đặc trưng: khuôn khổ, câu chữ, vần nhịp hài hòa. Người dịch cố gắng thể hiện phong cách ấy trong tương quan với thơ Việt (2).
Bài thơ "Origins" (Bản quán) của Louise Glück được xuất bản trong tập thơ "The Garden" (Khu Vườn) - Nxb New York: Antaeus, 1976. Bài thơ nói về chủ đề “cái chết”, thậm chí là khi bạn chết giữa một đám hoa thừa mứa trên nấm mồ vô hồn, hay chết giữa đám lửa thiêu cũng không có nghĩa là bạn đã chết, mà bạn đang sống trong lòng đất đó thôi. Nhan đề bài thơ có ngụ ý rằng chết (nguyên tác là ngủ) là một dạng hình hài trở về bản quán (origins).
Mộc Nhân
Trong xã hội, chữ “thầy” là một danh xưng khá rộng được dùng để chỉ người tài, giỏi hơn mình với sắc thái trang trọng.
Những bài thơ có tựa “Matins” và Vespers trong tập “The Wild Iris” (Ecco Press, 1992) của Louise Glück gợi cho chúng ta những cuộc trò chuyện với “Chúa”. Đây là những thuật ngữ Công Giáo biểu thị khoảng thời gian dành cho các buổi cầu nguyện sáng hoặc chiều.