“The palm and the pine” - một bài thơ tình của Heinrich Heine.
LTS: Theo các nhà phê bình, tiếng Đức (và một số ngôn ngữ khác) có yếu tố "giới tính ngữ pháp" (grammatical gender) - cái mà chúng ta hay gọi là từ ngữ giống đực, giống cái. Điều này trong tiếng Anh không có. Vậy nên khi dịch thơ từ tiếng Đức sang tiếng Anh, yếu tố grammatical gender đã không được thể hiện, dẫn đến việc dịch không đúng tinh thần nguyên tác.
Trong trường hợp bài thơ “The palm and the pine” này, cây cọ (palm) thuộc giống cái nên bản tiếng Đức hiểu là nàng cọ; còn cây thông (pine) thuộc giống đực nên tiếng Đức hiểu là chàng thông. Vậy nên, trong nguyên bản tiếng Đức, bài thơ có khía cạnh tình dục, qua câu chuyện của hai cái cây - ẩn dụ về tình yêu nam nữ. Điều này đã bị mất đi trong bản tiếng Anh đồng thời có thể dẫn đến cách hiểu trực tiếp: cô gái dưới bóng cọ… chàng trai dưới bóng thông.
Nhân đây tôi nói thêm: nếu bạn nào từng dạy bài “Mây và Sóng” của Rabindranat Tagore trong chương trình Ngữ văn lớp 9 sẽ rõ hơn khi 2 bản dịch mới và cũ khác nhau. Bản sách cũ đại ý: Mây gọi em bé... và Sóng gọi em bé; Bản sách mới: Người trong mây gọi em bé… và Người trong sóng gọi em bé - đại khái thế.
Vậy nên việc dịch văn học luôn bị các giới hạn ngôn ngữ. Với tôi, do khả năng có hạn nên chỉ thực hiện thao tác phỏng dịch để chuyển tải nội dung đến bạn đọc và chấp nhận mất đi cái tinh tế của ngôn ngữ gốc. Điều đó là hiển nhiên, mong các bậc đàn anh hiểu và thông cảm.
CÂY CỌ VÀ CÂY THÔNG
của nhà thơ Anh, Richard Monckton Milnes (*)
Phía bắc dưới bóng cọ
một cô gái thong dong
má như ngọc trắng ngần
giữa vườn hồng hoang dã.
Bên cây thông phía bắc
một cậu trai nằm nghiêng
nghe âm điệu thiên nhiên
như chó săn kiên nhẫn.
Mát mẻ và thơ thẩn
Bao nóng bức tiêu tan
cây thông đang mơ màng,
cây cọ thì mong ngóng.
Rồi đất trời lồng lộng
những cành cây đu đưa
đôi tình nhân đối mặt
lời thề thốt đã vừa.
(*) Bản Anh ngữ: Text available here.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét