Bài thơ “The Hostile Brothers” của Heinrich Heine kể về một huyền thoại có từ thế kỷ XVI, liên quan đến hai lâu đài Sterrenberg và Liebenstein nằm trong thung lũng Middle Rhine – bên dòng sông Rhine, chảy qua nước Đức (1).
Một góc lâu đài Liebenstein bên sông Rhine |
NHỮNG NGƯỜI ANH EM THÙ ĐỊCH
Mộc Nhân dịch (2)
Xa xa, trên đỉnh núi
Đêm, những lời nói dối ẩn chứa trong lâu đài
Thung lũng lấp lánh những tia sáng
Phát ra từ những thanh kiếm chạm nhau trong trận đấu
Những người anh em trong cơn giận
Chạm trán quyết liệt tay đôi
hãy cho tôi biết, điều gì khiến cho
Người anh chống lại em để giành phần thắng
Ánh mắt rạng rỡ của nữ bá tước Laura (3)
Có phải đã châm lửa cho mối thù tiền kiếp
Đốt cháy cả hai bên với xúc cảm ngang nhau
Dành cho vẻ đẹp và quý bà
Bên nào đã giành được sự ủng hộ của kẻ thiên vị ?
Ai sẽ giành được cô ấy về làm cô dâu cho mình?
Thật vô ích để tìm ra sở thích trái tim cô ấy
Hãy rút kiếm, để điều đó quyết định.
Cuộc đấu hoang dại và tuyệt vọng gay cấn
Những đòn đánh như sấm chớp
Tất cả hãy cẩn thận, hỡi các chiến binh man rợ!
Quyền năng ma quỷ vào ban đêm ở ngay đây
Khốn nạn cho các bạn, những người anh em ruột thịt
Khốn nạn cho các ngươi, thung lũng đẫm máu
Bởi thanh kiếm vô tình của nhau
Hạ gục anh em, nghiệt ngã và bất chấp
Nhiều thế kỷ đã trôi qua
Nhiều thế hệ đã tìm thấy một ngôi mộ,
Tuy nhiên, từ những đỉnh núi đá xa kia
Nhíu mày những tòa tháp u ám phủ đầy rêu;
Và trong thung lũng buồn
Những khung cảnh đáng sợ được nhìn thấy vào ban đêm;
Ở đó, chúng tôi chùn chân
Những người anh em
Vẫn làm mới cuộc chiến khủng khiếp của họ.
Chân dung Countess Laura do các họa sĩ đương đại tái hiện |
----------------
Chú thích:
(1). “The Hostile Brothers” của Heinrich Heine kể về một huyền thoại có từ thế kỷ XVI, liên quan đến hai lâu đài Sterrenberg và Liebenstein nằm trong thung lũng Middle Rhine – bên dòng sông Rhine, chảy qua nước Đức. Hai lâu đài này nằm đối diện nhau ở vùng ngoại ô Bad Salzig của vùng Boppard, được chia cắt bởi hai bức tường chắn. Xung quanh sự thù địch của hai anh em trong hai lâu đài này có rất nhiều huyền thoại, khiến chúng trở nên độc nhất vô nhị giữa vô số lâu đài trên sông Rhine. Câu chuyện trong bài thơ gợi lại một huyền thoại, rằng hai anh em ở hai tòa lâu đài này đều yêu Nữ Bá tước Laura (Countess Laura) – con gái một quý tộc Đức. Họ chọn giải pháp đấu kiếm để giành Laura về mình. Một trong hai người đã bỏ mạng trong cuộc đấu dẫn đến người trong hai tòa lâu đài nuôi mối thù truyền kiếp với nhau, dù hai bên đều là cùng dòng tộc. Về sau, hai tòa lâu đài này nổi tiếng với những câu chuyện ma đầy ám ảnh.
Lâu đài Sterrenberg, sau lâu đài Ehrenbreitstein trước đây, là quần thể lâu đài được bảo tồn lâu đời nhất ở Thung lũng Middle Rhine và đã được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1034. Nó có một lâu đài rất ấn tượng. Tháp bậc hai cao 14 mét và được bao quanh bởi một bức tường vòng. Mặt khác, Castle Liebenstein trẻ hơn đáng kể. Nó được xây dựng vào thế kỷ 13 để làm tiền lâu đài cho lâu đài Sterrenberg. Điều này được hiểu rằng chưa bao giờ có một trận chiến giữa các Anh em thù địch. Huyền thoại này bắt nguồn sau đó. Hiện nay, nơi đây là địa điểm tham quan nổi tiếng ở Đức. (Reference)
(2). Nguồn - text available here
(3). Nữ Bá tước Laura (Countess Laura): là một nhân vật gắn với huyền thoại về hai tòa lâu đài này. Countess Laura cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học thời Trung Cổ và Phục Hưng trong đó có vở kịch nổi tiếng "La francesa Laura (Mệnh phụ Pháp Laura) của nhà soạn kịch, nhà thơ nổi tiếng người Tây Ban Nha, Lope de Vega - ông đã để lại 500 vở kịch, ba cuốn tiểu thuyết và vài nghìn bản sonnet trong suốt cuộc đời của mình. Vở kịch nói trên là một câu chuyện về tranh giành tình yêu, sự ghen tuông và thứ bậc xã hội. Cốt truyện lấy bối cảnh ở Pháp, xoay quanh nàng Laura, con gái của Công tước xứ Brittany và là vợ của Bá tước Arnaldo... Kịch tính xoay quanh các xung đột tình yêu, gia đình và gây đổ máu... Tôi nghĩ, motiv này khá phổ biến trong văn học thời Phục Hưng ở Châu Âu , mà William Shakespeare với vở Romeo&Juilet là một ví dụ.
------------------------
* Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét