Bài này có tựa tiếng Đức “Leise zieht durch mein Gemüt” (Lặng lẽ đi qua tâm trí tôi) - theo câu thơ đâu; tựa tiếng Anh “Greeting” (Lời chào) dịch theo tựa tiếng Đức "Gruss" (Lời chào) do nhạc sĩ Felix Mendelssohn phổ nhạc, đặt tựa ca khúc. Heinrich Heine viết trong loạt thơ chủ để “Mùa Xuân”. Mùa xuân qua ngòi bút tác giả là những cảm xúc, đánh thức lòng người, khơi dậy tình yêu mới (1). Nhạc sĩ Felix Mendelssohn phổ nhạc bài này trong bản Op. 19a no.5, năm 1830.
LỜI CHÀO
Mộc Nhân dịch (2)
Một tiếng chuông ngân
Rung hồn tôi khe khẽ
Hãy cất lên, khúc xuân thật nhẹ
Vang vọng khắp cõi xa
Chuông ngân để bạn tìm đến ngôi nhà
Nơi có vườn hoa phi yến (3)
Nếu bạn thấy một bông hồng ẩn hiện
Hãy gửi đến nàng lời chào của tôi.
Chú thích:
(1). Những cảm xúc về mùa xuân, người tình,
vẻ đẹp… luôn được các nhà thơ thể hiện khá thường xuyên và quen thuộc nên dễ tạo
cảm giác sáo mòn. Đó là lý do Heine thường can thiệp vào các câu thơ cuối trong
thơ mình để tạo cảm giác khác lạ hoặc trớ trêu hoặc phê phán chứ không thuần
túy lãng mạn. Điều này thường thấy trong phong các lãng mạn của Heinrich Heine.
Trong khổ thơ đầu bài này: Heine mô tả cảm giác về
một cuộc sống mới đang tràn ngập không gian bao la và trong hồn người nghe như
một âm thanh tiếng chuông khẽ khàng, tinh tế nhưng vang xa. Ở khổ thơ này, đối
tượng bài thơ hướng tới vẫn là một ẩn số. Đến khổ thơ thứ hai, hình ảnh ngôi
nhà hiện ra như một đích đến của âm thanh tiếng chuông. Ngôi nhà mùa xuân có hoa
violet (hoa phi yến) nở rộ là một chỉ dấu cụ thể. Nhưng đến câu thơ thư 7, hình ảnh
hoa hồng hiện ra trong ngôi nhà là một ẩn dụ, ám chỉ người con gái/ người
yêu của tác giả sống trong ngôi nhà ấy. Cô gái ví như đóa hoa hồng tràn đầy sức
sống và vẻ đẹp mùa xuân. Cảnh và người hòa quyện nhau trong một không gian đẹp,
thanh tĩnh, cảm xúc tinh tế, hồn người lãng mạn. Nhà thơ mượn thanh âm tiếng
chuông để gởi lời chúc mừng đến tình nhân. Một cái kết thú vị thường thấy trong
thơ Heine.
(2). Nguồn song ngữ Đức-Anh tại đây
(3). Hoa Violet còn gọi là hoa Phi yến, Tử
linh lan…
* Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét